Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoạ

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 91 - 93)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.2. Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoạ

hội thoại

Theo lý thuyết hội thoại, có thể nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp về nhiều phƣơng diện. Ở mục này, chúng tôi chỉ xem xét hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao về hai phƣơng diện:

1. Chức năng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong cuộc hội thoại.

2. Chức năng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một tham thoại (với tƣ cách là một đơn vị hội thoại).

3.2.1 Nhận xét chung

Xét theo chức năng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một cuộc thoại, có thể thấy rằng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đƣợc chia thành 3 kiểu:

Thứ nhất là hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhiệm chức năng dẫn nhập;

Thứ hai là hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhiệm chức năng hồi đáp;

Thứ ba là hành vi ngôn ngữ gián tiếp vừa đảm nhiệm chức năng dẫn

nhập vừa đảm nhiệm chức năng hồi đáp.

Các chức năng dẫn nhập hay hồi đáp hay vừa dẫn nhập vừa hồi đáp của hành vi ngôn ngữ gián tiếp nếu xét theo chức năng trong một tham thoại thì chúng đều là hành vi chủ hƣớng.

Theo tƣ liệu điều tra của chúng tôi hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm

nhiệm chức năng vừa dẫn nhập vừa hồi đáp chiếm tỉ lệ lớn nhất; tiếp theo, là

hành vi ngôn ngữ gián tiếp mang chức năng hồi đáp có tần số sử dụng cao thứ

hai; cuối cùng, là hành vi ngôn ngữ gián tiếp mang chức năng dẫn nhập xuất

hiện ít hơn cả. Chi tiết xin xem bảng 3.7.

Xét theo chức năng của hành vi ngôn ngữ trong một tham thoại, có thể chia hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao ra thành 3 kiểu:

Thứ nhất, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi chủ hướng trong một cuộc tham thoại.

Thứ hai, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi phụ thuộc trong một cuộc

tham thoại.

Thứ ba, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời độc thoại, tức là nó nằm trong

lời độc thoại của nhân vật.

Theo tƣ liệu điều tra của chúng tôi, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi chủ hƣớng xuất hiện nhiều nhất. Tiếp theo, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời độc thoại nội tâm của nhân vật xếp ở vị trí thứ hai. Cuối cùng, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi phụ thuộc có số lƣợt sử dụng ít hơn cả. Chi tiết xin xem bảng 3.8.

3.2.2 Kết quả thống kê và phân loại

Có thể hình dung kết quả thống kê và phân loại các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao theo hai tiêu chí vừa nói trên bằng bảng phân loại 3.7 và 3.8 dƣới đây.

Bảng 3.7: Phân loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp theo chức năng trong cuộc hội thoại (số lượt và tỷ lệ)

Số lƣợt và tỷ lệ % Hành vi ngôn ngữ

gián tiếp theo chức năng ngữ dụng

Số lƣợt

Tỷ lệ

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp vừa mang chức năng dẫn nhập vừa mang chức năng hồi đáp

91 23,39

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp mang chức năng hồi đáp 52 13,37

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp mang chức năng dẫn nhập 31 7,97

Bảng 3.8: Phân loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp theo chức năng trong một tham thoại (Số lượt và tỷ lệ %)

Số lƣợt và tỷ lệ % Hành vi ngôn ngữ

gián tiếp theo chức năng ngữ dụng

Số lƣợt Tỷ lệ %

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi chủ hƣớng 174 44,73

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời độc thoại của nhân vật 121 31,1

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi phụ thuộc 94 24,16

3.2.3. Miêu tả các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoại (theo 2 căn cứ đã nói ở

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)