Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp được phân loại theo chức năng trong một tham thoạ

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 98 - 103)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.2.3.2. Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp được phân loại theo chức năng trong một tham thoạ

năng trong một tham thoại

a. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi chủ hướng

Theo lí thuyết hội thoại, hành vi chủ hướng là những hành vi trụ cột

quyết định hƣớng của tham thoại và hành vi dẫn nhập hay hồi đáp thích hợp

(tức là trong cuộc thoại, hành vi chủ hướng mang các chức năng hoặc dẫn

nhập hoặc hồi đáp hoặc vừa dẫn nhập vừa hồi đáp). Nó quy định quyền lợi,

trách nhiệm đối với nhân vật giao tiếp. Nó yêu cầu đƣợc thông tin, đƣợc ủng hộ, tán đồng,…và buộc ngƣời tham gia hội thoại phải thực hiện các trách nhiệm nhƣ trả lời, tán đồng, đánh giá, nhận lời,…Trong một tham thoại, bao

giờ cũng tồn tại một hành vi chủ hướng. Theo tƣ liệu điều tra của chúng tôi,

kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đảm nhiệm chức năng này chiếm tỉ lệ lớn nhất trong truyện ngắn Nam Cao (với 174 trƣờng hợp sử dụng, chiếm xấp xỉ 44,73%). Xin dẫn dƣới đây một vài ví dụ:

Ví dụ (56):

Ngƣời đàn bà ngần ngừ một chút rồi bảo: - Các ông định lấy mỗi công gặt là bao nhiêu? - Mợ cứ cho một đồng.

- Chúng tôi gặt mấy nơi đều thế cả. - Làm gì đến? [12, 186]

Ví dụ (57):

Yêu cầu các đồng chí phê bình - Tôi xung phong nói trước

- Đồng chí nói.[13, 560]

Ví dụ (56) là cuộc hội thoại giữa một ngƣời đàn bà và một đám thợ gặt

trong truyện ngắn “Quái dị”. Đám thợ gặt đòi công gặt một đồng, song ngƣời

đàn bà cho là đắt. Thị hỏi: “Làm gì đến?” để gián tiếp từ chối, phủ nhận hành

vi báo giá và lập luận ở tham thoại trƣớc đó: “Mợ cứ cho một đồng” (hành vi

báo giá), “Chúng tôi gặt mấy nơi đều thế cả” nên lấy của mợ một đồng là

không đắt (hành vi lập luận). Hành vi ngôn ngữ gián tiếp vừa nói đóng vai trò

là một hành vi chủ hướng của tham thoại hồi đáp.

Ví dụ (57) đƣợc trích từ truyện ngắn “Hội nghị phê bình. ở đây, tham

thoại “Tôi xung phong nói trước” chứa đựng hành vi ngôn ngữ gián tiếp vừa

để dẫn nhập vừa để hồi đáp. Đó là hành vi ngôn ngữ gián tiếp đề nghị đƣợc

diễn đạt bằng hành vi trực tiếp xung phong. Hành vi này có chức năng hồi đáp

lại yêu cầu của hành vi dẫn nhập trong tham thoại thứ nhất “Yêu cầu các đồng

chí phê bình”. Đồng thời tự bản thân nó tiếp tục lại đảm nhiệm chức năng dẫn

nhập cho tham thoại sau, buộc ngƣời nghe phải đồng ý hay không đồng ý với

đề nghị này và tham thoại hồi đáp cho nó là đồng ý: “Đồng chí nói”. Hành vi

ngôn ngữ gián tiếp vừa dẫn cũng chính là một hành vi chủ hướng mang hai

chức năng vừa dẫn nhập vừa hồi đáp.

b. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi phụ thuộc

Khi không đảm nhiệm các chức năng dẫn nhập hay hồi đáp, hành vi

hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng. Nó có thể là các hành vi đƣợc dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích…

Trong truyện ngắn Nam Cao, kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi

dẫn nhập chiếm tỷ lệ ít nhất so với hai kiểu hành vi gián tiếp cùng tiêu chí

phân loại: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi chủ hướng

hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Hành vi này

có số lƣợt sử dụng là 94 trƣờng hợp, chiếm xấp xỉ 19,02% (94/389). Xin dẫn ra đây một vài ví dụ:

Ví dụ (58):

- Nó làm sao thế?

Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái:

- Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ.

- Thì lấy cho nó, tôi ăn làm sao hết?[12,20]

Ví dụ trên là cuộc thoại giữa vợ chồng chị đĩ Chuột trong truyện ngắn “Nghèo”. Cuộc thoại này gồm 3 tham thoại: Tham thoại thứ nhất “Nó làm sao thế?” là tham thoại dẫn nhập có hành vi chủ hƣớng hỏi; tham thoại thứ hai lại

là tham thoại có 2 hành vi chủ hƣớng, hành vi (1) là hành vi hỏi để khẳng

địnhNó vòi đấy chứ có làm sao?”, hành vi này đƣợc dùng nhằm hồi đáp

hành vi hỏi ở tham thoại dẫn nhập; hành vi (2) là hành vi kể “Cơm gạo đỏ

không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ” mang chức năng dẫn nhập cho

tham thoại thứ 3 hồi đáp phía sau “Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết”.

Tham thoại này cũng bao gồm 2 hành vi: Hành vi trực tiếp đề nghịThì lấy

cho nó ăn” và hành vi gián tiếp khẳng định đƣợc thể hiện bằng hành vi trực

tiếp hỏiTôi ăn làm sao hết”. Trong 2 hành vi vừa nêu, chỉ có hành vi đề nghị

có chức năng hồi đáp hành vi kể ở tham thoại phía trên là hành vi chủ hƣớng

giải thích rõ hơn vì sao nhân vật ngƣời chồng lại đề nghị vợ “lấy (cơm)cho nó

(con) ăn”.

Tƣơng tự nhƣ vậy, xin dẫn thêm một ví dụ khác: Ví dụ (59):

- Hay là con đƣa bà lên Hà Nội?

- Ừ , nhưng con cũng phải lấy vợ đi đã chứ?[12,114]

Ví dụ này chỉ gồm 1 cặp thoại. Trong đó hành vi chủ hướng dẫn nhập là

hành vi hỏi để đề nghịHay là con đưa bà lên Hà Nội?” và hành vi chủ hướng

hồi đáp là hành vi đồng ý “”. Song ngoài hành vi chủ hướng vừa nói ở tham

thoại hồi đáp này, còn có thêm một hành vi phụ thuộcnhưng con cũng phải

lấy vợ đi đã chứ”. Hành vi này cũng là hành vi gián tiếp đề nghị đƣợc thể hiện

dƣới hình thức trực tiếp hỏi. Đây là hành vi thêm vào hành vi chủ hƣớng.

c. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là lời độc thoạicủa nhân vật

Trong một tham thoại hành vi ngôn ngữ gián tiếp ngoài vai trò là một

hành vi chủ hướng hoặc hành vi phụ thuộc, nó còn có thể đóng vai trò là lời

độc thoại của nhân vật. Kiểu hành vi ngôn ngữ này không tham gia vào các

cuộc thoại hiển diện mà chỉ nằm trong lời độc thoại của nhân vật. Tuy nhiên

chúng tôi vẫn xếp kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp này vào nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chức năng của nó trong một tham

thoại bởi vì lời độc thoại của ngƣời nói giống nhƣ một tham thoại trong một

cuộc thoại tƣởng tƣợng. Trong đó nhân vật tham gia hội thoại vắng mặt. Nhƣ vừa nói trên, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam

Cao không ít lần đƣợc sử dụng để độc thoại, tức nó nằm trong chuỗi độc thoại

nội tâm của nhân vật hoặc lời kể của nhân vật ấy. Có thể dẫn ra dƣới đây một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (60):

Bà phó Thụ mở to đôi măt đỏ ngầu, nhìn kỹ hơn một chút. Bà nhận ra bà

cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa

đây? Để vòi tiền chăng? Bà lão rên một tiếng và chống tay lên gối…[12,280] Đoạn trích trên đây là chuỗi lời kể của ngƣời dẫn chuyện, trong chuỗi lời

kể này, có xen lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà phó Thụ “Bà lão này còn

muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền chăng?” hai câu hỏi liên tiếp trong lời độc thoại này là hình thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ

thái độ (tức hành vi biểu cảm) của nhân vật.

Trong truyện “Điếu văn” một loạt những hành vi ngôn ngữ gián tiếp là

những lời độc thoại nội tâm của nhân vật - ngƣời kể chuyện:

…Thế là xong Anh chết rồi đấy nhỉ? Không lẽ tôi lại vui khi đƣợc cái tin nhƣ

thế… [12, 263]

Anh Phúc ơi! Anh đã thấy chưa? Tôi không lẫn lộn vào những ngƣời đi

đƣa đám ma anh, nhƣng hồn tôi theo đám ma anh…[12, 264]

…Con đẻ rứt ruột ra còn thế, còn nói gì đến cháu với con ở! Chắc anh

cực lắm đấy, anh Phúc nhỉ? Làm gì tôi chả biết…[12,265]

Một loạt những câu hỏi đƣợc in nghiêng trong các đoạn tích trên đều là

hành vi ngôn ngữ gián tiếp biểu cảm nằm trong chuỗi độc thoại nội tâm của

nhân vật đƣợc thể hiện bằng hành vi trực tiếp hỏi.

Tóm lại, theo lý thuyết hội thoại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có thể phân loại dựa theo 2 tiêu chí. Đó là chức năng của nó trong cuộc thoại (1) và chức năng của nó trong một tham thoại (2). Từ 2 tiêu chí này, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đã đƣợc phân loại thành các kiểu loại khác nhau:

Theo tiêu chí chức năng trong cuộc thoại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đƣợc phân thành 03 loại: Hành vi ngôn ngữ gián

tiếp đảm nhiệm chức năng dẫn nhập, hành vi ngôn ngữ đảm nhiệm chức năng

hồi đáp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp kiêm nhiệm cả hai chức năng trên. Theo tiêu chí vai trò trong một tham thoại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng đƣợc phân thành 03 loại: hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi chủ hướng hành vi ngôn ngữ gián tiếp đóng vai trò là hành vi phụ thuộc

hành vi gián tiếp là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)