PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
3.2.3.2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là tác giả
Trong tác phẩm của Nam Cao yếu tố tự truyện là một nét rất đặc sắc. Nhà văn có nhiều truyện ngắn viết về bản thân, về gia đình của mình…Ở những truyện ngắn này, ngôn ngữ tự truyện trong đó hành vi ngôn ngữ gián
tiếp có chủ ngôn là tác giả đƣợc thể hiện rất rõ ràng mặc dù phải thông qua
thuyết ngôn là ngƣời dẫn truyện. Xin dẫn dƣới đây một ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (61):
“Thầy nắm lấy tay Hồng, nhắc Hồng sang ghé của thầy, ôm Hồng vào
lòng, vuốt ve tóc và hôn. Không! Thầy có ghét Hồng đâu?”[13,69]
Ví dụ trên đƣợc trích trong truyện ngắn “Bài học quét nhà”. Đây là
truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, cô bé Hồng nhân vật chính trong truyện theo lời nhà văn chính là hình mẫu ngoài đời của Hồng, con gái đầu lòng của ông. Nội dung truyện ngắn cũng là câu truyện có thật trong gia đình Nam ” nhằm tới đích ngôn
trung khẳng định thầy không ghét Hồng, ngƣợc lại thầy rất yêu Hồng. Qua hành vi ngôn ngữ gián tiếp này, nhà văn không trực tiếp phát ngôn nhƣng độc giả vẫn cảm nhận đƣợc tình cha con rất đỗi sâu đậm của tác giả.
Tóm lại, dựa vào tiêu chí chủ ngôn, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc
phân ra làm 02 loại là hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là nhân vật và
hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là tác giả. Cần phải nói lại rằng để
phân biệt truyện ngắn tự truyện và truyện ngắn hƣ cấu của Nam Cao, luận văn này triển khai theo hƣớng: Phân loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là tác giả với những phát ngôn của nhân vật tôi trong tự truyện và hành vi
ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là nhân vật với những phát ngôn của nhân vật
khác (trong cả tự truyện và truyện hƣ cấu). Và đây chính là cơ sở để ta đi sâu vào tính cách nhân vật và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.