Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng tăng tính lịch sự cho phát ngôn

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 106 - 108)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.4.1 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng tăng tính lịch sự cho phát ngôn

tác dụng tăng tính lịch sự cho phát ngôn

Một trong những quy tắc hội thoại chi phối quan hệ liên cá nhân là phép lịch sự và giữ thể diện. Quy tắc này là một phƣơng thức giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn. Duy trì nguyên tắc này là điều kiện để cuộc hội thoại diễn ra thuận lợi và tạo ra quan hệ hài hoà giữa các nhân vật giao tiếp.

Trong giao tiếp, không phải lúc nào ngƣời nói cũng sử dụng những phát ngôn tƣờng minh, mà có khi để tăng tính lịch sự, ngƣời ta còn dùng lối nói hàm ẩn. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là một trong những cơ chế tạo ra lối nói đó.

Trong truyện ngắn Nam Cao, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là các phƣong tiện ngôn ngữ đƣợc nhà văn sử dụng khá thƣờng xuyên. Để duy trì các cuộc thoại và quan hệ hài hoà giữa các nhân vật giao tiếp, ở các phát ngôn của nhân vật, Nam Cao đã đƣa vào các hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Ví dụ (62):

...Bằng một giọng nói và một vẻ mặt phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.[12,68]

Ví dụ (63):

- Ngạn ơi! Con nên thƣơng bà một tí. Bà bây giờ già yếu, nay ốm mai đau. Thầy bu con thì đã không cho bà cậy đƣợc rồi. Chỉ còn mình con, mà con thì đi vắng luôn luôn.

- Hay là con đưa bà lên Hà Nội?[12,115]

Ví dụ (62) là phát ngôn của Chí Phèo với thị Nở trong truyện ngắn cùng tên. Sau khi cảm nhận đƣợc sự quan tâm của thị, Chí Phèo đã hồi sinh.

Hắn mong muốn đƣợc trở về với cuộc sống, “được làm hoà với mọi người”.

Chí Phèo đã đề nghị thị Nở: “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui?”.

Hành vi gián tiếp đề nghị này đƣợc biểu hiện thông qua hành vi trực tiếp hỏi.

Chí Phèo hỏi thị Nở nhƣng thực chất là để đề nghị với thị sang ở với hắn cùng

một nhà. Sự đề nghị gián tiếp của Chí đã làm tăng tính lịch sự cho phát ngôn.

Nó đã thể hiện sự tôn trọng ý kiến ngƣời nghe của ngƣời nói. Chí phèo không áp đặt ý kiến của mình đối với thị Nở mà gián tiếp bộc lộ ý kiến đó qua hành

vi hỏi. Nếu tác giả để cho Chí Phèo sử dụng hành vi trực tiếp đề nghị thì tính

thế, tác giả còn cho ngƣời đọc thấy Chí Phèo đã thay đổi. Nếu những phát ngôn trƣớc đây của Chí Phèo (với Bá Kiến, lí Cƣờng, mụ hàng rƣợu…) đều là những lời tuyên bố hay đe doạ thì sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã trở về với con ngƣời của anh canh điền hiền lành, nhút nhát ngày xƣa. Ngƣời đọc có thể biết đƣợc điều đó phần nào qua hành vi ngôn ngữ gián tiếp trên.

Ví dụ (63) là cặp thoại gồm hai tham thoại của nhân vật Ngạn và ngƣời

bà của Ngạn. Bà Ngạn cả đời khổ sở nên bà “khó chịu” khi “nhìn người ta

sung sướng”. Ngạn đi làm xa, cứ về là bà Ngạn lại than thở trách móc ngƣời

nhà. Để chuyện êm đẹp, Ngạn đề nghị bà lên Hà Nội ở với mình “Hay là con

đưa bà lên Hà Nội?”. Đây là hành vi trực tiếp hỏi nhằm thể hiện đích ở lời

của hành vi gián tiếp đề nghị. Điều này cũng cho thấy ngƣời phát ngôn

(Ngạn) rất tôn trọng ý kiến của ngƣời tiếp nhận (bà Ngạn). Nhờ hành vi gián tiếp ấy mà ta biết Ngạn không ép hay bắt buộc bà phải đi cùng mình mà để quyền quyết định ở bà. Trong trƣờng hợp này, vị thế giao tiếp của ngƣời tiếp nhận đƣợc đề cao. Vì vậy mà tính lịch sự của phát ngôn cũng tăng lên. Nếu

thay thế hành vi gián tiếp ấy bằng hành vi trực tiếp đề nghị thì hiệu quả giao

tiếp nhƣ trên sẽ không có đƣợc.

Tóm lại, lịch sự là một nguyên tắc quan trọng cần đạt đƣợc trong hoạt động giao tiếp. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là cách làm hiệu quả để tăng tính lịch sự cho phát ngôn.

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)