Sơ lược về câu tiếng Việt

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 34 - 36)

1.2.3.1. Khái niệm

Theo PGS Hoàng Trọng Phiến trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt" (Nxb Giáo dục, 2007), câu "là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết thức, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện , truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất"[14, 285]

GS Nguyễn Minh Thuyết trong “Dẫn luận ngôn ngữ học” (Nxb Giáo

dục, 2003) lại định nghĩa về câu nhƣ sau: "Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất

có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc"[27, 273]

Hai định nghĩa trên tuy độ dài ngắn khác nhau nhƣng các nhà nghiên cứu đều chú ý đến hai đặc điểm của câu:

Về mặt chức năng, câu là đơn vị có khả năng thông báo (có thể thông báo một tƣ tƣởng, tình cảm, một ý kiến...). Nhờ đặc điểm này ta có thể phân biệt câu với đơn vị dƣới bậc nó là từ.

Về mặt cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị nhỏ nhất. Tức là với các đơn vị thông báo lớn hơn nhƣ đoạn văn, văn

bản, ta hoàn toàn có thể tách chúng thành các đơn vị thông báo nhỏ hơn thì với câu ta không thể chia nhỏ hơn đƣợc nữa.

1.2.3.2. Phân loại

Căn cứ vào cấu trúc cú pháp (các thành phần làm nòng cốt câu), Câu đƣợc phân ra thành câu đơn, câu phức, câu ghép. Câu đơn là câu có một cụm

chủ vị là nòng cốt câu, ví dụ: tôi đi chơi, nó đến,...Câu phức là câu có hai cụm

chủ vị trở lên nhƣng chỉ có một cụm chủ vị là nòng cốt, các cụm chủ vị còn

lại bị bao chứa trong cụm chủ vị đó, ví dụ: Tôi thấy nó đến, Cô ấy trở về khiến

tôi rất vui,… Câu ghép là câu có hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị trong đó có tƣ cách (tƣơng đƣơng) một nòng cốt câu đơn (2 thành phần), tức là không có cụm chủ - vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào, liên hệ với nhau

bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định, ví dụ: vì cô ấy trở về nên tôi rất vui,

tuy nó ốm nhưng nó vẫn đến,...

Căn cứ vào mục đích nói, câu lại đƣợc chia thành câu tƣờng thuật (câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh ( câu cầu khiến), câu cảm thán (câu cảm). Câu tƣờng thuật thƣờng dùng để xác nhận, kể lại, mô tả sự vật

với các đặc trƣng nào đó hoặc sự kiện với chi tiết nào đó, ví dụ: hôm qua, tôi

đi học; nó học giỏi toán hơn tôi;...Câu nghi vấn đƣợc dùng để nêu lên điều

chƣa biết hoặc còn nghi ngờ và chờ đợi sự trả lời, giải thích, ví dụ: hôm qua,

em đi đâu?... Câu mệnh lệnh có mục đích bày tỏ ý muốn bắt buộc hoặc nhờ

ngƣời nghe thực hiện mệnh lệnh nêu lên trong câu, ví dụ: hãy đi học đúng

giờ,... Câu cảm thán đƣợc dùng khi cần thể hiện riêng một mức độ nhất định

của những tình cảm khác nhau hoặc thái độ của ngƣời nói, ví dụ: chiếc áo này

đẹp quá!...

Căn cứ vào quan hệ giữa nội dung và hiện thực, câu đƣợc chia thành câu khẳng định và câu phủ định. Câu khẳng định là câu xác nhận sự có mặt

phủ định là câu xác nhận sự vắng mặt của sự vật, sự kiện..., hay đặc trƣng của

chúng, ví dụ: Anh ấy sẽ không đến...

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)