Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng thể hiện thái độ tác giả

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 113 - 115)

PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.4.3.Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng thể hiện thái độ tác giả

Bất kì một tác phẩm văn chƣơng nào cũng đều là sản phẩm tinh thần của các nhà văn. Nó là nơi để nhà văn kí thác bao tâm tƣ, suy nghĩ trăn trở của bản thân mình. Truyện ngắn của Nam Cao cũng vậy. Nó là đứa con tinh thần của ông, giúp ông thể hiện quan điểm nghệ thuật và thái độ của mình.

Trong truyện ngắn Nam Cao, chủ ngôn đích thực của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp không ai khác chính là tác giả. Thông qua những hành vi này tác giả đã bộc lộ một cách gián tiếp thái độ của mình.

Ví dụ (69):

Còn gì buồn hơn khi chính nmình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì để nâng cao giá trị cuộc sống của chính mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo là đủ mệt?Hắn để mặc vợ con khổ ư? Hắn bỏ liều ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư? [12.110]

Ví dụ (70):

Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh.Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có tí gì bán. Gạo lại cứ kém mãi đi. Lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo mà gia sự vẫn đói deo đói

dắt…[12,306]

Ví dụ (69) là lời của tác giả (chủ ngôn) thông qua thuyết ngôn là ngƣời dẫn truyện để bộc lộ thái độ của mình. Trong ví dụ này, nhà văn sử dụng một

loạt các hành vi trực tiếp hỏi thể hiện dòng suy tƣ nội tâm của nhân vật Hộ.

Hộ buồn chán, đau đớn khi hắn là một kẻ “vẫn khao khát làm một cái gì để

nâng cao giá trị cuộc sống của mình mà kết cục chẳng làm được gì, bị những nỗi lo cơm áo gạo tiền ghì cho sát đất”. Tác giả sử dụng hành vi trực tiếp hỏi

trên nhƣng gián tiếp mang hiệu lực ở lời của hành vi biểu cảm. Đó là thái độ

cảm thông của tác giả trƣớc bi kịch của ngƣời trí thức có khát vọng nghệ thuật cao cả nhƣng không thể vƣơn tới đƣợc. Nếu thay hành vi gián tiếp đó bằng

các hành vi trực tiếp biểu cảm thì đoạn lời trên sẽ mất đi tính khách quan và

giá trị biểu cảm sẽ không còn sức lay động bằng các câu hỏi nhƣ xoáy sâu vào

lòng ngƣời đọc: “Còn gì…mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một

kẻ…chẳng làm được gì?”. Nhƣ vậy giá trị biểu cảm, bộc lộ thái độ tác giả của hành vi gián tiếp ấy cũng tăng lên.

Ví dụ tiếp theo là một đoạn lời chứa đựng hành vi trực tiếp kể. Nó kể

lại cuộc sống của lão Hạc sau khi con trai lão bỏ đi “lão Hạc không có việc gì,

rồi lại bão…”. Hành vi trực tiếp trên nhằm hƣớng tới hiệu lực ở lời cùa hành vi biểu cảm. Tác giả với tƣ cách chủ ngôn đã thông qua thuyết ngôn là ngƣời dẫn truyện để gián tiếp bộc lộ thái độ của mình. Đó là sự thƣơng cảm, xót xa trƣớc cuộc sống túng quẫn của ngƣời nông dân dƣới chế độ cũ mà lão Hạc là một đại diện tiêu biểu.

Ngƣời trí thức và ngƣời nông dân là hai mảng đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao. Trong trang văn của ông, phần lớn họ hiện lên là những nạn nhận của xã hội thực dân nửa phong kiến. Đối với những con ngƣời này, Nam Cao luôn dành cho họ sự cảm thông, chia sẻ. Ngƣợc lại, với những kẻ thống trị ác độc, Nam Cao lên án, phê phán. Thái độ này của nhà văn đƣợc thể hiện rất rõ qua hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Ví dụ (71):

Cụ năm nay đã ngoài sáu mƣơi. Già yếu nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy cũng già đi cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp nhƣ mới

ngoài ba mƣơi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích mà tƣng tức lạ. Khác gì nhai

miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng?... [12,72]

Ví dụ trên bên cạnh đoạn lời mang hành vi trực tiếp kể: cụ Bá đã già rồi

mà vẫn thích gà chơi trống bỏi, cụ xót xa cho tuổi tác của mình khi bà tƣ vẫn

cứ trẻ, cứ đẹp là phát ngôn “khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần

hết răng?”. Phát ngôn này là hành vi trực tiếp hỏi nhƣng để biểu cảm. Tác giả bộc lộ thái độ phê phán trƣớc thói dâm ô của Bá Kiến.

Nhƣ vậy, qua phân tích các ví dụ trên, ta thấy hành vi ngôn ngữ gián tiếp không chỉ góp phân thể hiện tính cách, tâm trạng, thái độ nhân vật mà nó còn bộc lộ rất sâu sắc thái độ của tác giả.

Một phần của tài liệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao (Trang 113 - 115)