Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 64 - 66)

Quản lý giờ dạy trên lớp của

giáo viên

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc Rất yếu Yếu Trung bình Khá Tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

Quy định cụ thể về thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên

0 0 10 28.6 5 14.3 13 37.1 4 11.4 3.06 3

Tổ chức dạy bù kịp

thời 0 0 8 22.9 8 22.9 16 45.7 0 0.0 2.97 4

Thường xuyên kiểm tra việc vào muộn ra sớm của giáo viên

0 0 2 5.7 11 31.4 3 8.6 15 42.9 3.54 1

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên thơng qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên Mức độ thực hiện X Thứ bậc Rất yếu Yếu Trung bình Khá Tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

dạy

Đưa việc thực hiện nền nếp giảng dạy trên lớp là một tiêu chuẩn thi đua của giáo viên

0 0 10 28.6 5 14.3 16 45.7 1 2.9 2.97 5

Kết quả điều tra thực trạng về quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp của giáo viên thông qua 5 nội dung chủ yếu. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp của giáo viên được thực hiện mức độ khá có 2.97<X <3.54 (Min=1, Max=5)

Nội dung được các nhà trường thực hiện đạt mức độ ưu điểm nhất có điểm trung bình X đạt 3.54 là “Thường xuyên kiểm tra việc vào muộn ra sớm của giáo

viên”. Đây là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà trường mà

trách nhiệm thuộc về người hiệu trưởng. Kết quả này phản ánh đúng thực tế của các nhà trường, hiện nay tất cả các nhà trường đều đã xây dựng nội quy và có bảng chấm công việc vào muộn, ra sớm của giáo viên nhưng bộ phận trực thi đua thực hiện chưa nghiêm túc nội dung này.

Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 3.36 là nội dung “Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên thơng qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy”. Thực tế cho thấy, thời khóa biểu là căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi giờ lên lớp của GV. Thời khóa biểu được xây dựng trên phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Thời khóa biểu phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các mơn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để các giờ học không quá căng thẳng hoặc gây nhàm chán đối với HS. Qua điều tra thực tế cho thấy, nhà trường xây dựng thời khóa biểu khoa học, việc xếp thời khóa biểu dựa trên kế hoạch dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.

Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập ra từ đầu học kỳ, đầu năm học. GV dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, dựa vào phân phối chương trình để lập kế hoạch. Bản kế hoạch cá nhân được tổ trưởng chuyên môn, CBQL duyệt và lấy đó là một trong các căn cứ đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của

GV. Tuy vậy, trong thực tiễn, một số hiệu trưởng, HP lại cho rằng đối với GV thì dựa vào phân phối chương trình để dạy và được mà xem nhẹ khâu lập kế hoạch, hoặc ngay cả sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tế giảng dạy (đối tượng lớp dạy) cũng ít được quan tâm, kế hoạch lập xong để đấy, ít có sự kiểm tra, đối chiếu mức độ thực hiện.

Những nội dung thực hiện còn hạn chế là: “Tổ chức dạy bù kịp thời; Đưa việc thực hiện nền nếp giảng dạy trên lớp là một tiêu chuẩn thi đua của giáo viên”.

Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên dạy trong nhà trường đã đạt thành tựu nhất định về quản lý dạy học theo nề nếp chuyên môn và theo thời khóa biểu. Bên cạnh những ưu điểm đó, việc thực hiện còn những hạn chế nhất định về chưa đánh giá sát sao trình độ năng lực chun mơn của GV (những ưu điểm và hạn chế ) để phân công giảng dạy các lớp cho phù hợp nhằm bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của của nhà trường. Mạnh dạn giao những nhiệm vụ khó, địi hỏi năng lực chun mơn cao cho những giáo viên có trình độ, những giáo viên thực sự có năng lực để thử thách, tạo điều kiện cho họ bộc lộ tài năng và sự sáng tạo. Quản lý việc thực hiện nề nếp giảng dạy, việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình, giáo trình giảng dạy. Trực tiếp kiểm tra, thường xuyên, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt những qui định về chuyên môn. Dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội nghị học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tổ chức thường xuyên hoạt động thi giảng viên dạy giỏi, tham gia hội thi học sinh giỏi các cấp để đánh giá chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của HS chưa được tính đến, việc dự giờ hay sử dụng phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học chưa được phát huy tích cực.

2.4.1.5. Quản lý hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn

Dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên giúp cho giáo viên rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình, đồng thời làm cơ sở để Hiệu trưởng phân cơng, bố trí giảng dạy cho giáo viên. Kết quả khảo sát về nội dung này qua ý kiến đánh giá của CBQL, GV được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w