3.2. Một số giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi chính sách thiđua, khen
3.2.6. Giải pháp về giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về thiđua, khen
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là công cụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách cơng, nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách được, đồng bộ và đúng luật.
Việc kiểm tra, giám sát vừa nhằm kịp thời ngăn chặn để điều chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện các quy định của pháp luật vừa tạo điều kiện tìm hiểu, nắm bắt khó khan để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc ở cở sở. Qua đó có thể hướng dẫn cụ thể cho đơn vị về nghiệp vụ và tuyên truyền, phổ biến những kiến thức, những quy định của tỉnh, của pháp luật về thi đua, khen thưởng; những chính sách mới về khen thưởng; truyền đạt, trao đổi, giới thiệu những kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ, những kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng mơ hình. Bên cạnh đó, việc kiểm tra cịn góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đối với việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành.
Với vai trị, ý nghĩa đó, để việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đạt kết quả tốt, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát như sau:
Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện đúng luật, phải tiến hành thường xuyên theo kế hoạch, tiến hành theo định kỳ, hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện những vấn đề tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng và phải kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng như: khai man thành tích, xác nhận sai sự thật, hoặc làm giả hồ sơ, lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái luật... Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng có hại cho lợi ích của nhà Nước, làm mất đi niềm tin trong xã hội. Hình thức thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới, có sự kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ với việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Trong trường hợp cần thiết có thể thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thi đua, khen thưởng nhằm đánh giá sâu hơn, hiệu quả hơn công tác này.
Thứ hai, Ban Thi đua - Khen thưởng (Cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh) căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, vướng mắc để kiến nghị Lãnh đạo Tỉnh biện pháp khắc phục, chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; phê bình những đơn vị tổ chức thực hiện phong trào qua loa, hời hợt, đối phó; phát hiện, ngăn chặn tiêu cực trong cơng tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, khơng thực chất. Ngoài ra, Ban Thi đua - Khen thưởng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy định và kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua... Sau khi kiểm tra phải có kết luận, đánh giá đối với từng địa phương, đơn vị trong việc triển khai và thực hiện các nội dung trong công tác thi đua, khen thưởng. Trên cơ sở đó, Ban Thi đua - Khen thưởng tham mưu Hội đồng Thi đua, khen thưởng trong việc đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm bảo đảm khách quan, cơng
bằng. Có như vậy, thi đua, khen thưởng mới thật sự là động lực cho mọi cá nhân, tập thể tích cực thi đua hồn thành xuất sắc cơng việc được giao góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng phải kịp thời, nhanh chóng, khơng để kéo dài thời gian dẫn đến hệ lụy cho việc thực hiện phong trào thi đua, gây mất đoàn kết tại đơn vị. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có những hình thức nhắc nhở hoặc xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm.
Thứ tư, cần phải kiện toàn chỉnh đốn tổ chức; lựa chọn đội ngũ cơng chức chuẩn về trình độ và phẩm chất; kiên quyết nghiêm trị những công chức biến chất, lợi dụng chức vụ để vụ lợi; có những biện pháp nhằm ngăn chặn và loại trừ tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, gây phiền hà, nhũng nhiễu. Bên cạnh đó, phải khuyến khích, bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn dám đấu tranh bảo vệ pháp luật.
3.2.7. Đẩy mạnh việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiệnchính sách thi đua, khen thưởng