và của tỉnh Thừa Thiên Huế; mục tiêu và những nhiệm vụ chủ yếu về công tác thi đua, khen thưởng
3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng phát động phong trào thi đua yêu nước, coi đây là một trong những phương thức lãnh đạo cách mạng, là nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, là phương pháp giáo dục tổng hợp sinh động và có hiệu quả lớn của Đảng.
Ngay từ những ngày đầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi của Người đã mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước phát triển, trở thành cao trào cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng nước ta.
Sau ngày thống nhất, đất nước ta vững bước bước đi lên chủ nghĩa xã hội, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước đã có bước phát triển, dần đi vào nền nếp. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 3-8-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) “về đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới”, ngày 21/5/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 39- CT/TW; Ban Bí thư (khóa X) ban hành Kết luận số 83-KL/TW ngày 30-8-2010 “về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Trong đó, Đảng ta khẳng định cần tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh coi thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay; coi thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày 7/4/2014, Bộ Chính trị (khóa X) tiếp tục ban hành Chỉ thị số 34- CT/TW về tiếp tục đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng”. Trong đó đặc biệt chú trọng đến cơng tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua, khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 và kế hoạch 05 năm (2016- 2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng: Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các băn bản có liên quan về cơng tác thi đua, khen thưởng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 18/7/2016 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2016
và kế hoạch 05 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đơn vị và cá nhân người lao động trong phạm vi tồn tỉnh. Đề cao vai trị trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào thi đua và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đã kiện toàn về cơ cấu, xây dựng quy chế hoạt động nhằm phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Động viên cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia giám sát việc thực hiện, đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng; nghiên cứu đề xuất bổ sung quy chế về công tác thi đua, khen thưởng nhằm đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ngành, các cấp được củng cố và đi vào hoạt động nề nếp, có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong cơng tác thi đua, khen thưởng của địa phương, đơn vị; bộ máy làm thi đua, khen thưởng các ngành, các cấp được tăng cường, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 07/CT- TTg ngày 19/3/2014, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác thi đua, khen thưởng tới mọi chủ thể tham gia thi đua trên địa bàn; đẩy mạnh, đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đặc biệt là các phong trào: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – khơng để ai bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Cán bộ, cơng chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Các phong trào nhằm phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ tăng trưởng kinh tế gắn với tạo chuyển biến cơ cấu, lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ làm động lực tăng trưởng. Cần chú trọng phát triển các nhân tố thúc đẩy tăng năng xuất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy yếu tố con người, thành tựu khoa học - cơng nghệ; khuyến khích tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện và gắn kết bốn khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua; - Mỗi năm có:
+ Từ 15-20 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại.
+ Từ 8-10 tập thể được Chính phủ tặng Cờ thi đua.
+ Từ 01-02 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua tồn quốc.
+ Từ 20-30 tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
+ Từ 20-30 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. + Từ 100-150 cá nhân đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. + Từ 500-600 tập thể đạt Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
+ Từ 1.800-2.000 tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
*Từ đó phấn đấu đưa ra các mục tiêu kinh tế - xã
hội chủ yếu cần phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2020-2025 là:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân từ 7,5-8,5%/năm. - GRDP bình quân đầu người đạt trên mức bình quân chung của
- Cơ cấu GRDP: du lịch, dịch vụ: 53-54%; công nghiệp, xây dựng: 31-32%;
nông nghiệp: 7-9%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm. - Tổng vốn đầu tư tồn xã hội tăng bình qn 12%/năm.
- Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân từ 13%/năm. - Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt trên 100%.
- Lao động qua đào tạo đạt 65-70%; giải quyết việc làm mới từ 16.500-17.000 lao động/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến năm 2025 còn 2-2,2%. - Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 50- 60% số xã.
- Ổn định độ che phủ rừng từ 56-57%; 95% các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm cơng nghiệp và làng nghề có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Phấn đấu 70- 80% trưởng các tổ dân phố, thôn là Đảng viên. - Kết nạp mới từ 1.700-2.000 Đảng viên.
3.1.3. Những nhiệm vụ chủ yếu
- Xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung lãnh đạo của Đảng, phương thức quản lý của chính quyền và là động lực thúc đẩy hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, vì vậy trong giai đoạn 2020- 2025 tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; thi đua, khen thưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để quản lý, điều hành.
- Không ngừng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng về cả nội dung và hình thức, biện pháp; mỗi phong trào thi đua phải có mục tiêu, chỉ tiêu nội dung thi đua cụ thể, thiết thực gắn kết với nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm của mỗi một địa phương, đơn vị; phương pháp và hình thức thi đua phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương thu hút đông đảo nhiều tổ chức, nhiều tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.
- Thường xuyên tổ chức biểu dương, tôn vinh khen thưởng kịp thời đúng người, đúng việc, đúng thành tích đạt được; cơng khai, dân chủ, bình xét từ cơ sở;
tăng tỷ lệ khen thưởng đối với người lao động trực tiếp đạt trên 50%. Chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, thiết thực hiệu quả.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động, công tác của đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở; tích cực chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt cơng tác thi đua, khen thưởng ở mỗi địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng lộ trình cơng tác thi đua, khen thưởng, đẩy mạnh việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực và tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các báo, sóng Phát thanh - Truyền hình để phong trào thi đua vừa lan tỏa rộng khắp, vừa đi vào chiều sâu và có ý nghĩa thiết thực. Đảm bảo tỷ lệ khen thưởng đối với tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa đạt trên 60%.
- Xây dựng mới hoặc sửa đổi các quy định, cơ chế chính sách về thi đua, khen thưởng phù hợp với thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng cơng tác khen thưởng để kịp thời động viên các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đồn thể về cơng tác thi đua, khen thưởng; bảo đảm công tác thi đua, khen thưởng đúng mục đích, có ý nghĩa thiết thực, thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế sự rườm rà, nhiêu khê trong việc xét, công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạchtriển khai chính sách thi đua, khen thưởng triển khai chính sách thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, về cơng tác xây dựng và ban hành văn bản Chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn, rà soát kịp thời trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các quy định mới để bổ sung các văn bản của Ngành về công tác thi đua khen thưởng. Việc ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng bao gồm các văn bản hành chính thơng thường mang tính chỉ đạo, lãnh đạo như: Kế hoạch, hướng dẫn, công văn, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chương trình, Báo cáo,... và các văn bản mang tính pháp quy như: Quy định, Quy chế, Quyết định...
Để hệ thống các văn bản về thi đua, khen thưởng có tính ổn định lâu dài, cơng tác tham mưu đề xuất phải được thực hiện một cách bài bản, có chiều sâu và có tầm nhìn.Muốn đạt được điều đó cần có sự phối hợp thường xuyên hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo. Chính sách ban hành để thực hiện trong cuộc sống do đó mọi chính sách phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ cơ sở. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường xuyên phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc phối hợp trong công tác tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, có như vậy hệ thống các văn bản mới có tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn, khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống, có tính ổn định lâu dài và phát huy vai trò, hiệu quả.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản mang tính pháp quy, cần xây dựng có chất lượng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; văn bản hướng dẫn thực hiện cơng tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến; các kế hoạch, chương trình thi đua...
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua việc tham mưu xây dựng thể chế về thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Công tác tham mưu xây dựng các quy định về thi đua, khen thưởng cần được triển khai tích cực, đồng bộ, gắn liền với tình hình thực tiễn nhằm động viên các phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ; phát hiện nhiều mơ hình hay, cách làm sáng tạo, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong xã hội. Công tác thi đua, khen thưởng phải thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi