1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Nhận thức rõ vai trị, vị trí của chính sách thi đua, khen thưởng đặc biệt là các phong trào thi đua trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều phong trào thi đua mang nét đặc thù, góp phần xây dựng Thủ đơ giàu đẹp, văn minh. Kết quả thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng qua các phong trào thi đua của Thành phố Hà Nội được khẳng định: Các phong trào đã được xây dựng theo Kế hoạch đề ra, đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát các nhiệm vụ chính trị, những nhiệm vụ trọng tâm, khâu yếu, việc khó của thành phố và của mỗi địa phương, đơn vị; Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã được đẩy mạnh từ cơ sở đến thành phố; Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp đã được quan tâm, kiện toàn và ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: việc phân công, phối hợp, chỉ đạo cơng tác thi đua, khen thưởng cịn chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn cịn mang tính hình thức; năng lực thực hiện chính sách của tổ chức, cán bộ, cơng chức.
Để tiếp tục triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội đã rút ra các bài học trong thực hiện các phong trào thi đua như sau:
Một là, việc phân cơng phối hợp thực thi chính sách thi đua, khen thưởng phải xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
Hai là, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ, công chức trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh đã thực sự là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Hệ thống văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng đã cơ bản đầy đủ, để hoàn chỉnh hơn việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Các phong trào được triển khai theo Kế hoạch phù hợp nội dung và tiêu chí từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị và phù hợp với trình độ thực tiễn của Tỉnh. Điều kiện vật chất cho q trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thực thi chính sách về thi đua, khen thưởng và đặc biệt là việc triển khai các phong trào thi đua của Tỉnh vẫn tồn tại một số hạn chế như: Tổ chức thực hiện công tác đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng cịn mang tính hình thức; cơng tác giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm chính sách thi đua, khen thưởng chưa được giải quyết dứt điểm.
Trên cơ sở kết quả đạt được và những mặt tồn tại, tỉnh Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách về thi đua, khen thưởng như:
Một là, tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng phải dựa trên các tiêu chuẩn, mục tiêu thi đua nhằm rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; giải quyết dứt điểm các trường hợp kiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng tỉnh Bắc Kạn đã nhanh chóng kịp thời xây dựng và ban hành Kế hoạch thi đua gắn với nhiệm
vụ trọng tâm, xây dựng chính sách, đề xuất cơ chế đặc thù. Tỉnh Bắc Kạn đã coi trọng công tác củng cố, nâng cao chất lượng bộ máy, chất lượng cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng; thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao kiến thức, trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng để làm tốt cơng tác tham mưu có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được còn những hạn chế như: Hệ thống tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thi đua chưa đảm bảo yêu cầu đề ta; quy trình tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng chưa đảm bảo thủ tục hành chính.
Một số bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Kạn rút ra :
Thứ nhất, nâng cao năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, cơng chức. Thứ hai, đổi mới công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, ứng
dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
1.3.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ, Tỉnh đã coi trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tiêu chí thi đua; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình và tập trung chỉ đạo phong trào ở cơ sở theo phương châm hướng mạnh về cơ sở. Công tác khen thưởng phải đúng quy định, đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng, công khai. Coi trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp làm việc, lao động ở cơ sở, nhất là nông dân, công nhân lao động.
Tuy nhiên, Tỉnh vẫn tồn tại một số hạn chế như: Một số chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng chưa được triển khai đồng bộ tới cán bộ công chức, viên chức và người lao động; phong trào thi đua tuy được phát động song một số đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện chưa sâu rộng; công tác chỉ đạo của các ngành, các cấp đối với công tác thi đua, khen thưởng có lúc cịn chưa được quan
tâm coi trọng đúng mức; công tác thông tin tuyên truyền trong thi đua, khen thưởng cịn hạn chế, tính kế hoạch hố chưa cao, mới chỉ chú trọng những đợt thi đua lớn.
Một số bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách về thi đua, khen thưởng tỉnh Phú Thụ rút ra:
Thứ nhất, nội dung phong trào thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; coi trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tiêu chí thi đua; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình và tập trung chỉ đạo phong trào ở cơ sở theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.
Thứ hai, công tác khen thưởng phải đúng quy định, đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng, công khai. Coi trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp làm việc, lao động ở cơ sở, nhất là nông dân, công nhân lao động.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, biểu dương, phổ biến kinh nghiệm hay của các gương điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tổ chức thường xuyên để kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan toả rộng khắp.