1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.7. Mục tiêu, vai trị, chủ thể thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.7.1. Mục tiêu của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng Thứ nhất, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là một công cụ để quản lý nhà nước. Mọi công việc suy cho cùng đều do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện. Do đó ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực.
Thứ hai, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là hoạt động diễn ra trong mọi ngành, lĩnh vực với quy mơ đa dạng và dưới hình thức phong phú do đó rất cần có sự định hướng và hoạch định của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong từng giai đoạn cụ thể. Nhà nước định ra các tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể cho từng danh hiệu thi đua hạn chế việc thưởng phạt theo ý chí của cá nhân. Nhà nước phải định hướng cơng tác thi đua, khen thưởng phù hợp với trình độ phát triển xã hội nhằm phát huy hết ý nghĩa, lợi ích và giá trị của hoạt động, tạo nên phong trào thi đua công bằng, khách quan, cơ chế khen thưởng thơng suốt, rõ ràng.
Thứ ba, điều hịa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng để đối tượng khen thưởng hiểu rõ quy định mà thực hiện. Công tác thi đua, khen thưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều bên tham gia, vì vậy cần có nhà nước đứng ra hướng dẫn, điều hòa hoạt động cho các cấp thuộc thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời trong tồn xã hội trên cơ chế đảm bảo yếu tố đặc thù của từng địa phương khi triển khai hoạt động.
Thứ tư, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khắc phục những hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng bằng quyền lực Nhà nước. Nếu khơng có sự quản lý chặt
chẽ công tác thi đua rất dễ bị biến chất thành cạnh tranh, thậm chí là tha hố làm mất đi bản chất tốt đẹp của phong trào thi đua. Cịn cơng tác quản lý khen thưởng bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như mua danh hiệu, chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách khen thưởng để tư lợi, tranh thủ lợi ích nhóm, bất bình đẳng đối với một số đối tượng khác.... Nhà nước cần can thiệp kịp thời phòng
ngừa, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đó, đề xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của thi đua, khen thưởng trong thực tiễn hoạt động.
Thứ năm, lịch sử cho thấy các nhà nước trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều thực hiện vai trị thưởng phạt, đó là ban thưởng những người có cơng và trách phạt những người có tội.
1.1.7.2. Vai trị của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ở giai đoạn hiện nay, được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, Nhà nước thơng qua thực thi chính sách thi đua, khen thưởng để kích hoạt, định hướng sự phát triển xã hội bền vững. Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chế độ chính trị - xã hội. Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng cịn là động lực của sự phát triển tích cực, là cơng cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới, lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý chí tự lực tự cường, lịng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân. Thông qua việc hoạch định và thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, cho phép Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Do đó, hiệu quả của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các nhân tố khác trong xã hội.
Thứ hai, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng góp phần cụ thể hóa những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Thứ ba, góp phần vào kết quả thành cơng của cơng cuộc đổi mới đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Có nhiều biểu hiện cụ thể để nhận
biết vai trị này thơng qua các phong trào thi đua. “Nhiều phong trào thi đua được phát động, khơi dậy và nhân rộng. Từ những phong trào này, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điểnhình tiên tiến, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, phát huy sức mạnh và sức sáng tạo của con người Việt Nam; tạo động lực mạnh mẽ và góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước”. [14].
Thứ tư, vai trị khuyến khích hỗ trợ. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản, nhiều quy định về công tác thi đua, khen thưởng, những quy định này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức, phát động và triển khai các phong trào thi đua cũng như việc bình xét, suy tơn, đề nghị khen thưởng của các địa phương, đơn vị; thực sự đã tạo ra động lực mạnh mẽ, khuyến khích, động viên các nhân tố là các tập thể, cá nhân ra sức lao động, học tập, cơng tác nhằm hồn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, vai trị thơng tin về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Thơng tin có ở nhiều loại hình hoạt động khác nhau như: báo chí, truyền hình, phát thanh… mỗi loại hình có những vai trị, thế mạnh riêng trong việc thực hiện chức năng thông tin, tun truyền. Vai trị thơng tin thể hiện sự nhận biết đối với thực thi chính sách thi đua, khen thưởng hiện thời mà thông qua các văn bản tuy khơng cịn hiệu lực pháp luật thi hành nhưng vẫn còn giá trị nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển chính sách thi đua, khen thưởng của quốc gia. Cũng thông qua quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. 1.7.3. Chủ thể thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Là những tổ chức, nhóm xã hội hoặc cá nhân mà những hành động cụ thể của họ có tác dụng đưa chính sách từ lý thuyết trở thành hiện thực, từ đó tạo ra những biến đổi trong thực tế đời sống xã hội. Lực lượng tham gia thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng rất đơng đảo, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân hoặc các đối tượng của chính sách; trong đó, chủ thể
triển khai trước hết và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các cơng chức của các cơ quan đó.
Như vậy, có rất nhiểu chủ thể tham gia vào q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng và các chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau trong q trình thực hiện chính sách; số lượng chủ thể và vai trò của từng chủ thề tham gia tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể và bối cảnh của từng nước. Tuy nhiên, có thể nhóm các chủ thể tham gia vào thực thi chính sách thi đua, khen thưởng thành các nhóm sau:
Một là, Chủ thể thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là các cơ quan nhà nước và nhân sự của các cơ quan đó, đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách (Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đồn thể ở trung ương, địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp… các cơng chức trong các cơ quan, đơn vị đó).
Hai là, Chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…).
Ba là, Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách (các tập thể, cá nhân, người lao động…).
1.1.8. Tính chất, đặc điểm thực thi chính sách thi đua, khen thưởngTừ khái niệm về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng ở trên,