1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.4. Nguyên tắc thiđua, khen thưởng
Để đạt được mục tiêu hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, cơ quan, tổ chức thì các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua một cách thiết thực, triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng cho họ thấy rõ vai trò, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội; qua đó nhận thức đúng trách nhiệm của cơng dân để có ý thức tự nguyện, tự giác tham gia.
Nguyên tắc tự nguyện, tự giác thể hiện quyền dân chủ của công dân, trách nhiệm của cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt 13 trận và các
đồn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Phong trào thi đua muốn đạt được kết quả tốt, ngun tắc cơng khai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nội dung công khai gồm: cơng khai mục tiêu, mục đích, vai trỏ, tác dụng của phong trào thi đua; công khai trong kế hoạch, xây dựng tiêu chí thi đua, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua; kiểm tra, đơn đốc, bình xét, suy tơn, biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; công khai trong trao tặng danh hiệu, tiền thưởng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến và cơng khai tài chính.
Qua việc cơng khai, thể hiện tính minh bạch, dân chủ trong thi đua, góp phần tạo niềm tin trong mỗi cá nhân tham gia phong trào. Có thể khẳng định, nguyên tắc thi đua là các tập thể, cá nhân tự nguyện, tự giác, công khai thực hiện các phong trào thi đua được phát động; đoàn kết, hợp tác và nổ lực hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào thi đua.
1.1.4.2. Nguyên tắc khen thưởng
Trước tiên, khen phải đảm bảo tính chính xác, cơng bằng, cơng khai, kip thời. Xuất phát từ khái niệm và mục đích khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương và tơn vinh cơng lao thành tích nhằm giáo dục, động viên thúc đẩy phong trào thi đua, khơi dậy tư duy tìm tỏi, sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực của mỗi cá nhân và tập thể, khen thưởng phải chính xác, đúng đối tượng, đúng hình thức, đúng thành tích. Thực hiện cơng khai trong bình xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng; công khai trong việc trao tặng, tuyên truyền các tập thể, cá nhân được khen thưởng. Khen thưởng phải công bằng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi. Và nguyên tắc quan trọng là khen thưởng phải kịp thời, đảm bảo thời gian mới có ý nghĩa, tác dụng.
Cần chú ý những tập thể và cá nhân có những thành tích cụ thể, ai cũng nhận thấy, dễ học tập, phổ biến, không nên khen chung chung, chống phố trương, hình thức và báo cáo thiếu trung thực. Nếu khen thưởng khơng chính xác, cơng bằng và kịp thời, người có thành tích mà khơng được khen thưởng hoặc khơng được khen thưởng xứng đáng sẽ làm mắt tác dụng và ý nghĩa của cơng tác này, đồng thời cịn
làm cho phong trào thi đua không đạt được mục tiêu đề ra, làm mất niềm tin trong quần chúng nhân dân. Khen thưởng phải đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. Tính chất trong khen thưởng phải thể hiện được những quy định về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác khen thưởng. Tỉnh chất, hình thức và đối tượng khen thưởng phải có liên quan chặt chẽ với nhau. Tỉnh chất ở đây là tính chất cơng việc hoặc lĩnh vực cơng tác của từng tập thể, cá nhân. Khen thưởng phải kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần và đi đôi với thưởng về vật chất. Khen đi đôi với thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu không thể thiếu được trong tinh hình hiện nay để động viên tinh thần những i nhân và tập thể có những thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương., cơ quan, đơn vị. Tuy khuyến khích vật chất là một động lực song khơng nên nhấn mạnh quá đến yếu tố vật chất. Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu, cần quan tâm hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy về chế độ, chính sách kèm theo, như những người được khen thưởng với thành tich xuất sắc sẽ được cho đi đào tạo bồi dưỡng, được nâng lương, để bạt... để tạo ra sức hút, động lực của phong trào thi đua.
Theo tác giả nhận thấy, nguyên tắc khen thưởng phải phản ánh đúng thành tích đạt được trong từng lĩnh vực công tác cụ thể. Đối tượng khen thướng cũng phải phản ánh đúng hình thức và thành tích.