Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy

Một phần của tài liệu Luận văn bồi hoàn của CCV (Trang 42 - 44)

1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên

1.3.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy

thiệt hại xảy ra

Mặc dù có hành vi khơng thực hiện đúng hợp đồng và có thiệt hại xảy ra nhưng nếu giữa hai yếu tố này khơng có bất cứ mối liên hệ nào thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ không được xác lập. Quan hệ nhân quả là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là mối quan hệ giữa nguyên nhân với hậu quả, trong đó nguyên nhân chính là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và hậu quả là những tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh

chịu. Điều 360 BLDS năm 2015 đã gián tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Mối quan hệ nhân quả này còn được Điều 360 BLDS năm 2015 nhấn mạnh qua việc sử dụng kết hợp giữa quan hệ từ “do” và trạng từ “gây ra” bổ nghĩa cho điều kiện “vi phạm nghĩa vụ”.

1.3.2.4. Có lỗi của bên gây thiệt hại

Việc BLDS năm 2015 không quy định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thấy pháp luật hợp đồng Việt Nam đã “vượt qua

các thói quen và cách tư duy truyền thống” trong việc xác định các căn cứ làm

phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có thể nói sự thay đổi này đã góp phần giúp pháp luật hợp đồng Việt Nam tương tích hơn với luật hợp đồng thế giới. Bên cạnh đó, sự thay đổi này của BLDS năm 2015 cho phép xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng khi có hành vi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khơng đúng mà khơng địi hỏi phải tìm hiểu trạng thái tâm lý của bên gây thiệt hại hay tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện đúng hợp đồng. Việc không ghi nhận lỗi là một trong các căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại của BLDS năm 2015 và một số hệ thống pháp luật khơng có nghĩa là yếu tố lỗi hồn tồn bị bỏ trong bồi thường thiệt hại mà thực chất yếu tố lỗi đã được ngầm định trong tiêu chí đánh giá hành xử của các bên trong quan hệ hợp đồng và do vậy bên vi phạm hợp đồng được suy đốn là có lỗi.

Tuy nhiên, khoa học pháp lý cũng chỉ ra trong những trường hợp nhất định để áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại, pháp luật đòi hỏi phải chứng minh bên vi phạm hợp đồng có lỗi. Tùy thuộc vào mỗi hệ thống pháp luật mà lỗi của bên vi phạm hợp đồng được thể hiện qua việc thiếu sự cẩn trọng, cần mẫn cần thiết hay thiếu sự cẩn trọng hợp lý và có kỹ năng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Dựa trên các nguyên tắc được ghi nhận tại khoản 2 và khoản 5 Điều 3 BLDS năm 2015 cũng như các quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ, có thể nhận thấy BLDS năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc suy đoán lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có nghĩa là bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết thì bị suy đốn là có lỗi và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tương tự luật của Pháp và luật của Anh, BLDS năm 2015 cũng

ghi nhận ngoại lệ của nguyên tắc này thông qua quy định “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Nói cách khác, về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo BLDS năm 2015 là trách nhiệm nghiêm ngặt và việc chứng minh bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có lỗi là khơng cần thiết bởi yếu tố lỗi đã được hợp nhất trong hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp ngoại lệ, theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được xác định dựa trên lỗi. Cụ thể, khoản 1 Điều 38 LCC năm 2014 có quy định “ Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công

Một phần của tài liệu Luận văn bồi hoàn của CCV (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w