2.5. Về hợp đồng cung cấp dịch vụ công chứng và kiến nghị
2.5.2. Vấn đề đặt ra và kiến nghị
Vấn đề đặt ra
Như đã phân tích ở trên do khơng có quy định về “hợp đồng dịch vụ cơng chứng” nên nên các TCHNCC phải mất thời gian để tìm hiểu các quy định liên quan đến hợp đồng dịch vụ như quy định về hợp đồng dịch vụ của BLDS, hợp đồng dịch vụ pháp lý của Luật Luật sư, nghiên cứu các quy định của Luật cơng chứng 2014 có cấm ký kết hợp đồng dịch vụ khơng, sau đó mới có thể quyết định là ký kết hợp đồng dịch vụ công chứng nêu trên [Phụ lục số 10]. Và đến thời điểm hiện nay, việc tổ chức hành nghề cơng chứng có thể ký kết hợp đồng dịch vụ công chứng [tương tự như hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư] là quan điểm của cá nhân tác giả và một số CCV tại TPHCM. Thiết nghĩ nhu cầu ký kết hợp đồng dịch vụ cơng chứng là có thật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng cơng chứng và cả tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên luật không quy định nên sẽ có quan điểm cho rằng tổ chức hành nghề công chứng không được quyền ký kết hợp đồng dịch vụ công chứng.
Kiến nghị
Một là, bổ sung vào LCC quy định sau: “Điều … Thực hiện dịch vụ công
chứng của công chứng viên. 1.Công chứng viên thực hiện dịch vụ công chứng
theo hợp đồng dịch vụ công chứng hoặc theo phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ
công chứng theo quy định pháp luật. 2. Đối với vụ, việc cơng chứng có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề công chứng phải ký kết hợp đồng dịch vụ công chứng bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ công chứng bao gồm các nội dung sau: a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề công chứng; b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;d) Phương thức tính và mức thù lao, chi phí cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
3. Đối với vụ, việc cơng chứng có mức thù lao dưới 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), tổ chức hành nghề công chứng lập phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ công chứng với khách hàng theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành”
Hai là, do đặc thù của nghề cơng chứng là chịu trách nhiệm về tính xác
thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch và khi thực hiện việc công chứng phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc với trình tự, thủ tục cơng chứng được quy định chặt chẽ, nên kiến nghị phải quy định rõ những nội dung mà tổ chức hành nghề công chứng và khách hàng được quyền thỏa thuận và không được quyền thỏa thuận trong “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ công chứng”, quy định này nhằm để thực hiện thống nhất, tránh việc tùy tiện thỏa thuận vi phạm quy định về nghĩa vụ của CCV, về đạo đức nghề công chứng …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, thơng qua việc bình luận các bản án của tòa án nhân dân các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng áp dụng pháp luật, chỉ ra các bất cập và từ đó đưa ra các kiến nghị để hồn thiện các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơng chứng viên trong hoạt động cơng chứng. Đó là:
1. Thực trạng về trách nhiệm bồi thường và hồn lại của cơng chứng viên, những bất cập và kiến nghị giải quyết những bất cập đã phân tích: Một là, đối với CCV
là công chức, kiến nghị quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về việc hoạt động hành
nghề công chứng của CCV là công chức; Hai là, đối với CCV là viên chức, như đã phân tích ở mục 2.1.2 ta thấy BLDS khơng có điều khoản nào quy định về bồi thường thiệt hại do viên chức gây ra. Vì vậy kiến nghị bổ sung vào BLDS quy định về bồi thường thiệt hại do viên chức gây ra; Ba là, đối với CCV là lao động
làm việc theo chế độ hợp đồng, như đã phân tích ở mục 2.1.4 thì trách nhiệm
hồn trả của CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không được quy định tại BLLĐ 2012 và chỉ được quy định mang tính nguyên tắc tại LCC năm 2014, nên tác giả kiến nghị bổ sung những quy định về nghĩa vụ “hoàn trả” của CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động gây ra thiệt hại trong hoạt động công chứng; Bốn là, nhằm đảm bảo quyền lợi của tổ chức hành nghề công chứng sẽ được CCV bồi hoàn, hoàn trả kịp thời khi tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thay cho CCV của mình gây ra theo Điều 38 LCC năm 2014, tác giả
kiến nghị ban hành những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi hoàn, hoàn trả của
các loại CCV (gồm CCV là công chức, viên chức, chủ DNTN, thành viên hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng); Năm là, kiến nghị sửa đổi Điều 71 LCC năm 2014 theo hướng phù hợp với Điều 38 như sau: “Công chứng viên vi
phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Điều 38 của Luật này”.
2. Thực trạng về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên, tác giả đã trình bày những bất cập trong thực tiễn liên quan đến các điều kiện về thiệt hại, hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm hợp đồng, mối
qua hệ nhân quả và lỗi, từ đó đưa ra kiến nghị khắc phục những bất cập. Một là, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng cần đánh giá thực trạng
áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng về trách nhiệm BTTH của CCV để kịp thời báo cáo và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của CCV; Hai là, kiến nghị cần xây dựng tiêu chí nhằm xác định nghĩa vụ cụ thể của CCV trong lĩnh vực cơng chứng; Từ những tiêu chí cụ thể này mới có thể xác định chính xác các hành vi trái pháp luật, xác định được lỗi của CCV (nếu có); Ba là, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung cụ thể quy định về “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận dịch vụ công chứng”.
3. Thực trang liên quan đến thủ tục bồi thường, hồn trả của cơng chứng viên, các bất cập và đưa ra kiến nghị. Thứ nhất, kiến nghị bổ sung thủ tục tố tụng dân sự đối với “trường hợp cơng chứng viên khơng hồn trả thì tổ chức hành nghề cơng chứng có quyền u cầu Tịa án giải quyết” theo thủ tục rút gọn; Thứ hai, về thủ tục hoàn trả, tác giả cho rằng nên có quy định về thủ tục hồn trả thống nhất cho tất cả các công chứng viên không phân biệt công chứng viên là công chức, viên chức, chủ DNTN, thành viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
4. Thực trạng về cơ chế bảo đảm thực hiện việc bồi thường, tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, các bất cập và những kiến nghị để hoàn thiện cơ chế này. Một là, kiến nghị để Hiệp hội CCV Việt Nam đàm phán trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm; Hai
là, tác giả kiến nghị cần quy định “thời hạn bảo hiểm nên được mua tối thiểu từ ba đến năm năm hoặc lâu hơn” hoặc “duy trì cố định thời gian được bảo hiểm trong 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm cho công chứng viên A và thời gian được bảo hiểm này không mất đi, khơng hết lực trong suốt q trình hành nghề của công chứng viên A”; Ba là, kiến nghị cần quy định bổ sung quỹ bảo
hiểm tập thể của CCV nhằm đảm bảo việc BTTH cho khách hàng, cũng như quyền lợi chính đáng của CCV.
5. Về hợp đồng cung cấp dịch vụ cơng chứng, tác giả đã phân tích sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ công chứng và kiến
nghị. Một là, bổ sung vào LCC quy định sau: “Điều … Thực hiện dịch vụ công chứng của công chứng
viên; Hai là, kiến nghị phải quy định rõ những nội dung mà tổ chức hành nghề công chứng và khách hàng được quyền thỏa thuận và không được quyền thỏa thuận trong “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ công chứng”. Hai là, phải quy định rõ những nội dung mà tổ chức hành nghề công chứng và khách hàng được quyền thỏa thuận và không được quyền thỏa thuận trong “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ công chứng”
KẾT LUẬN
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng đã được quy định ngay từ khi ban hành LCC năm 2006, tuy nhiên sau hơn 14 năm thi hành LCC với một lần sửa đổi, bổ sung LCC vào năm 2014, vấn đề bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng vẫn chưa phát huy hiệu quả mà nguyên nhân chính là do những bất cập ngay trong các quy định của pháp luật.
1. Chương 1, tác giả đã phân tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng như: khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý; Phân tích những quy định của pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng; Biện pháp bảo đảm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên; Trách nhiệm hồn trả của công chứng viên; Về quan hệ cung cấp dịch vụ công chứng thông qua hợp đồng dịch vụ công chứng hoặc phiếu thỏa thuận cung cấp dịch vụ công chứng. Đây là những vấn đề nền tảng làm cơ sở lý luận để tác giả phân tích về thực trạng, giải quyết những vấn đề đặt ra, những bất cập phát sinh trong thực tiễn ở chương 2.
2. Chương 2 tác giả đã thơng qua việc phân tích, bình luận các bản án đã được Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử, phân tích các hợp đồng bảo hiểm TNNNCC đã ký của một số PCC tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối chiếu, so sánh với phần lý luận ở chương 1, phát hiện thực trạng, những khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó tác giả đưa ra kiến nghị cụ thể như sau:
Về chủ thể gây thiệt hại, bất cập lớn nhất là quy định về vấn đề hoàn trả.
Hiện nay mới chỉ có cơng chứng viên là viên chức mới có quy định về trách nhiệm hồn trả, cịn các công chứng viên khác (công chức, chủ DNTN, thành viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng) thì pháp luật chưa có quy định. Điều này làm cho việc áp triển khai quy định hoàn trả trên thực tế gặp nhiều vướng mắc. Tác giả đã kiến nghị cần sớm rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hồn trả của tất cả các loại cơng chứng viên
từ đó nên có quy định thống nhất trong hoạt động công chứng về vấn đề này nhằm tạo sự bình đẳng cho tất cả các cơng chứng viên. Và Nhằm đảm bảo sự nhất quán về mặt câu chữ trong các quy định pháp luật, tác giả cho rằng cần sửa đổi Điều 71 LCC năm 2014 theo hướng phù hợp với Điều 38 LCC năm 2014.
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, trên cơ sở bình luận các bản
án đã được xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có các kiến nghị sau: Một là, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng đánh giá thực trạng và
bất cập trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng về BTTH của CCV trong hoạt động công chứng, để kịp thời báo cáo và kiến nghị Bộ Tư pháp, Chính Phủ và Quốc Hội sửa đổi, bổ sung hồn thiện các quy định pháp luật về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng; Hai là, kiến nghị xây dựng tiêu chí nhằm xác định nghĩa vụ cụ thể của công chứng viên trong lĩnh vực công chứng; Ba là, kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung cụ thể quy định về “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận dịch vụ công chứng”.
Về thủ tục bồi thường, hồn trả và bảo hiểm trách nhiệm của cơng chứng viên, tác giả đã phân tích những bất cập của pháp luật liên quan đến thủ tục bồi
thường, hoàn trả và biện pháp bảo đảm trách nhiệm của công chứng viên, từ đó đưa ra những kiến nghị sau: (1) Về thủ tục bồi thường, tác giả cho rằng nên khuyến khích việc tự thỏa thuận, hồ giải và tạo cơ chế tài chính để các PCC có điều kiện tài chính bồi thường thơng qua tự thỏa thuận, hoà giải; (2) Về thủ tục
hoàn trả, tác giả kiến nghị nên ban hành một quy định thống nhất về thủ tục hoàn
trả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động cơng chứng nhằm tạo sự bình đẳng và rõ ràng; (3) Về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của cơng chứng viên, tác giả có các kiến nghị sau: Một là, để Hiệp hội
công chứng viên Việt Nam đàm phán trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm thì sẽ làm cho nội dung của các hợp đồng bảo hiểm của tất cả các tổ chức hành nghề công chứng được thống nhất, có phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cơng chứng viên; Hai là, kiến nghị cần quy định “thời
hạn bảo hiểm nên được mua tối thiểu từ ba đến năm năm hoặc lâu hơn” hoặc
bảo hiểm cho công chứng viên A và thời gian được bảo hiểm này khơng mất đi, khơng hết lực trong suốt q trình hành nghề của cơng chứng viên A”; Ba là,
nên có thêm một biện pháp bảo đảm khác để bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại trong trường hợp số tiền được bảo hiểm nhỏ hơn số tiền phải bồi thường. Tác giả cho rằng quỹ bảo hiểm tập thể theo kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp là phù hợp cần nghiên cứu học hỏi để áp dụng. Bởi việc thành lập các quỹ bảo hiểm nội bộ ở Việt Nam ở cấp độ Hội cơng chứng viên cấp tỉnh có tính khả thi cao.
Về hợp đồng cung cấp dịch vụ công chứng, tác giả đã phân tích sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ công chứng và kiến nghị. Cần bổ sung vào LCC quy định sau: “Điều … Thực hiện dịch vụ công chứng của công chứng viên; Và phải quy định rõ những nội dung mà tổ chức hành nghề công chứng và khách hàng được quyền thỏa thuận và không được quyền thỏa thuận trong “hợp đồng dịch vụ công chứng” hoặc “phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ công chứng”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008) Giáo trình triết học, Nxb.Chính trị -Hành chính, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ (2011) Thông tư 08/2011/TT-BNV hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/10/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức, ban hành ngày 02/6/2011, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2016) Thơng tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phịng cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên, ban hành ngày
11/11/2016, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2017) Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số