2.1. Về vấn đề bồi thường thiệt hại của các loại công chứng viên
2.1.2. Đối với công chứng viên là viên chức
Viên chức là “công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [53,
Điều 2]. Như vậy, đối với các PCC thì trừ Trưởng PCC là cơng chức ra các CCV còn lại của PCC đều là viên chức và CCV là viên chức này hoàn toàn thoả mãn điều kiện để áp dụng các quy định của Luật viên chức. Khác với Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức đã dành một điều luật để quy định về trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó “1.Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị,
thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì phải bồi thường thiệt hại. 2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân cơng có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập”(Điều 55).
Luật viên chức đã phân hố rõ ràng khi nào thì viên chức phải bồi thường, khi nào viên chức phải hoàn trả. Khái niệm “bồi thường” của viên chức được hiểu ở hai góc độ. Góc độ thứ nhất, viên chức phải “bồi thường” cho đơn vị sự nghiệp cơng lập nơi mình làm việc nếu viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị, hoặc có hành vi khác làm thiệt hại tài sản của đơn vị. Góc độ thứ hai, viên chức gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp công lập phải “bồi thường” và viên chức gây thiệt hại phải hồn trả. Quy định ở góc độ thứ hai khá
tương đồng với quy định về bồi thường và hoàn trả của CCV được quy định tại khoản 2 Điều 38 LCC năm 2014.
Về trách nhiệm hoàn trả của CCV là viên chức. Viên chức phải “hoàn trả”.
[14, Điều 25] thì nếu viên chức khơng có khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền [14, Khoản 2 Điều 25]; nếu viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thơi việc thì phải hồn thành việc bồi thường trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu khơng đủ khả năng bồi thường, hồn trả thì đơn vị sự nghiệp cơng lập quản lý viên chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền [14, Khoản 3 Điều 25]; nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền. Bên cạnh đó trách nhiệm hồn trả của viên chức được xác định trên cơ sở số tiền mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường cho người bị thiệt hại do viên chức gây ra trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công [14, Khoản 2 Điều 31]. Với quy định về hoàn trả của viên chức như vậy ta có thể hiểu là viên chức phải hoàn trả “toàn bộ” số tiền mà đơn vị sự nghiệp đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy rõ ràng khi CCV hồn trả với tư cách là viên chức thì sẽ phải hồn trả “tồn bộ” thiệt hại.
Để quyết định được mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra, việc ra quyết định bồi hoàn phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng và công khai. Để buộc viên chức có trách nhiệm hồn trả cho đơn vị sự nghiệp cơng lập thì trên thực tế đơn vị này phải đã bồi thường cho người bị thiệt hại bởi một bản án có hiệu lực pháp luật của Tồ án, tức trách nhiệm bồi hoàn chỉ được đặt ra khi đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trong vấn đề này tồn tại hai mối quan hệ, mối quan hệ thứ nhất, là mối
quan hệ bên ngoài giữa đơn vị sự nghiệp công lập và người bị viên chức gây thiệt hại và mối quan hệ thứ hai là mối quan hệ bên trong (nội bộ) giữa đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức gây thiệt hại. Mối quan hệ thứ nhất là mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, mối quan hệ thứ hai mang tính hành chính theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập hoặc cấp có thẩm quyền.
Ở mối quan hệ thứ nhất, ta thấy BLDS khơng có điều khoản nào quy định
về bồi thường thiệt hại do viên chức gây ra. Tuy nhiên BLDS năm 2015 vẫn có những quy định gần gũi với quy định bồi thường thiệt hại của viên chức đó là đó là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 597) và bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 600). Với quy định tại Nghị định số 27 thì “viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân
cơng có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” [14, khoản 2
Điều 24] thì khi viên chức gây thiệt hại mà đơn vị sự nghiệp cơng lập phải bồi thường thì điều luật nào trong chương về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS năm 2015 sẽ được áp dụng Điều 597 hay Điều 600? BLDS năm 2015 khơng có quy định nào về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do viên chức gây ra.