GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP F&B TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP F&B TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP F&B TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Một số doanh nghiệp lớn trong ngành F&B tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có Golden Gate, Red Sun, Takahiro, …Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm (2020 – 2021) do đại dịch COVID-19, và mãi đến quý 1 năm 2022 mới thực sự hồi phục trở lại. Các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số để phát triển cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững để có thể đạt được kết quả khả quan và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh tốn Payoo, tính đến hết quý 1 năm 2022 thì doanh thu ngành F&B đã tăng gấp rưỡi so với quý 4 2021, chứng tỏ một sự tăng trưởng khá mạnh mẽ sau thời điểm khủng hoảng của đại dịch. Cụ thể, tổng số lượng giao dịch đã tăng thêm đến 24% so với quý trước đó.

Tương tự, theo thống kê được đưa ra bởi Gojek, một công ty cơng nghệ có hoạt động trong mảng giao thức ăn nhanh qua ứng dụng công nghệ, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các doanh nghiệp F&B đã có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể trong xu hướng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng khi lượng đơn hàng đặt qua GoFood (ứng dụng đặt món của Gojek) trong quý 1 năm 2022 tăng gấp đôi so với cùng kỳ, và tần suất đặt món trực tuyến tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp F&B hiện ngày càng ưa chuộng các giải pháp thanh tốn tồn diện để nhanh chóng thích ứng với xu hướng của người tiêu dùng, nhất là từ đại dịch COVID-19, nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày một tăng cao. Cụ thể, các doanh nghiệp F&B đã kết nối với nhiều giải pháp thanh tốn khơng tiền mặt để đáp ứng với nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng như VNPay, ZaloPay, ShopeePay, MoMo, Viettel Pay, … Đã có hơn 400 cửa hàng của các thương hiệu ngành F&B như Haidilao, Jollibee, Gyu Shige Ngưu Phồn, Highlands Coffee, Gong Cha… triển khai các giải pháp chấp nhận mọi thanh tốn thơng qua nền tảng Payoo.

34

Theo như báo cáo của Cơng ty chứng khốn VNDIRECT năm 2021, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa trong thời điểm bình thường mới sau đại dịch Covid-19. Cụ thể hơn, các hoạt động dịch vụ, bao gồm du lịch, vận tải và vui chơi giải trí có thể được phép hoạt động hết công suất kể từ quý 2/2022, sau khi Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho hơn 70% dân số, và tiêu dùng sẽ tăng trở lại với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 10-12% so với cùng kỳ trong năm 2022. Với việc thu nhập thực của người dân được cải thiện theo dự báo GDP của Việt Nam, cụ thể sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ, trong khi lạm phát dự kiến tăng 3,45% so với cùng kỳ vào năm 2022, đạt mục tiêu của Chính phủ là kiểm sốt lạm phát dưới 4,0%, ngành du lịch được hồi sinh sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép cho mục đích thương mại kể từ quý 1 năm 2022, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch, giải trí, lưu trú và ăn uống.

Đáng chú ý hơn, theo báo cáo của Decision Lab - nhà cung cấp giải pháp đánh giá và tối ưu hóa marketing số tại Việt Nam, thế hệ gen Z (1997 – 2012) sẽ là thế hệ thúc đẩy ngành F&B phát triển trong tương lai sắp tới. Hiện tại, những đối tượng này có thu nhập khơng q cao, nhưng đây chính là nhóm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngành F&B nhiều nhất, sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho việc ăn uống, trung bình rơi vào khoảng 900.000 đồng/tháng. Chính vì vậy, đây là nhóm đối tượng hàng đầu mà các địa điểm ẩm thực quốc tế săn đón.

Về số liệu, doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4/2022 đã phần nào phản ánh xu hướng phát triển khi mức tăng trưởng đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 1 năm 2022, và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4 năm 2021. Có một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng lớn, ví dụ như tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết rằng ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP F&B TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w