Xử trí bệnh nhân uống sai liều

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 109 - 111)

BÀI 14 XỬ TRÍ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

3. Xử trí bệnh nhân uống sai liều

110

Khi người bệnh uống methadone sai liều đã kê đơn, cần phải đánh giá lượng methadone đã uống và theo dõi tình trạng người bệnh.

3.1. Uống liều thấp hơn liều được kê đơn: cần bổ sung lượng methadone bị thiếu. 3.2. Uống liều cao hơn liều được kê đơn: người bệnh có nguy cơ quá liều. Bác sĩ

cần phải đánh giá và xử trí dựa vào lượng methadone phát nhầm và mức độ dung nạp của người bệnh. Theo tài liệu hướng dẫn điều trị methadone của Úc, sau đây là một số kinh nghiệm xử trí lâm sàng hữu ích:

3.2.1. Theo dõi người bệnh phát hiện các biểu hiện quá liều/ngộ độc:

Trong một số trường hợp nêu dưới đây, cần giữ người bệnh để theo dõi, quan sát bệnh nhân trong 4 tiếng, nếu có biểu hiện ngộ độc tiếp diễn, cần kéo dài thời gian quan sát:

- Bệnh nhân mới điều trị trong vòng 2 tuần.

- Nếu liều điều trị của bệnh nhân ở mức trên 40mg/ngày trong vòng 2 tháng liên tục trở lên, giữ bệnh nhân quan sát khi liều phát nhầm lớn hơn gấp đôi liều kê đơn hàng ngày vì bệnh nhân có thể dung nạp được liều gấp đơi so với bình thường mà ít nguy cơ quá liều nguy hiểm.

- Đối với bệnh nhân chưa xác định được mức độ dung nạp, chưa ổn định liều (liều dưới 40mg/ngày hoặc điều trị chưa đến 2 tháng), yêu cầu quan sát lâm sàng trong ít nhất 4 tiếng nếu lượng phát nhầm cao hơn 50% so với liều được kê đơn.

3.2.2. Song song với việc theo dõi lâm sàng của người bệnh, cơ sở điều trị cần thực hiện những việc sau:

- Nhân viên cấp phát thuốc báo cáo bác sĩ điều trị về liều đã phát sai và ghi chép vào sổ cũng như các biểu mẫu cần thiết.

- Thông báo cho bệnh nhân về sự cố và giải thích cụ thể hậu quả có thể xảy ra. - Thơng báo cho bệnh nhân về dấu hiệu và triệu chứng của quá liều và khuyên người bệnh liên hệ ngay với phòng khám hoặc tới khoa cấp cứu nếu xuất hiện các dấu hiệu đó.

- Nếu liều phát nhầm quá cao mà phát hiện được ngay trong vịng 10 phút, có thể chủ động gây nơn bằng kích thích hầu họng cho bệnh nhân ngay sau khi uống thuốc. Lưu ý không gây nôn trong những trường hợp sau:

+ Gây nơn có thể nguy hiểm và chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.

+ Nếu đã uống q 10 phút thì gây nơn cũng kém hữu ích vì khơng xác định được lượng liều đã hấp thu.

+ Không nên chỉ định các thuốc gây nơn vì tác động gây nơn chậm sẽ khơng có ý nghĩa, thuốc methadone lúc đó đã được hấp thu vào cơ thể hồn tồn.

3.2.3. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc methadone: xử trí giống nội dung 1,2 ở

111

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)