Đánh giá mức độ dung nạp CDTP

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 72 - 74)

BÀI 8 KHÁM VÀ KHỞI LIỀU METHADONE

3. Đánh giá mức độ dung nạp CDTP

Dung nạp là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất được biểu hiện bằng sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp phụ thuộc

73

vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần thiết phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả.

3.1. Xác định độ dung nạp

Độ dung nạp mang tính cá thể và khác nhau giữa các người bệnh. Khi xác định độ dung nạp, cần phân biệt sự dung nạp và sự lệ thuộc về thể chất. Lệ thuộc về mặt thể chất là kết quả của sự thích nghi do sự thiết lập lại cơ chế điều chỉnh sau khi thuốc được dùng lặp lại. Lệ thuộc về mặt thể chất được biểu hiện bằng các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai. Mức độ của hội chứng cai không phản ánh độ dung nạp. Điều này có nghĩa là những người có hội chứng cai nặng có thể chỉ có độ dung nạp thấp và những người có hội chứng cai nhẹ đơi khi lại có độ dung nạp rất cao.

Độ dung nạp có thể được ước tính thơng qua đánh giá việc sử dụng chất dạng thuốc phiện của người bệnh như đường sử dụng, liều lượng sử dụng, tần suất sử dụng. Người bệnh sử dụng bằng đường hút thường có độ dung nạp thấp hơn người bệnh sử dụng bằng đường tiêm chích. Đánh giá độ dung nạp trong thời gian 1 tuần trước khi khởi liều là rất quan trọng để ước tính liều khởi đầu an tồn cho người bệnh.

- Độ dung nạp rất thấp: sử dụng CDTP không thường xuyên hoặc mới ra khỏi trung tâm cai nghiện.

- Độ dung nạp thấp: sử dụng CDTP với liều lượng thấp (sử dụng heroin 1 lần/ngày hoặc ít hơn; sử dụng 1 tép Heroin trong ngày hoặc ít hơn).

- Độ dung nạp trung bình: sử dụng CDTP ở mức độ trung bình (sử dụng heroin 2-3 lần/ngày hoặc sử dụng 2-3 tép Heroin một ngày).

- Độ dung nạp cao: thường xuyên sử dụng CDTP (thường nhiều hơn 4 lần/ngày hoặc sử dụng nhiều hơn 4 tép Heroin trong ngày).

3.2. Mất dung nạp

Là tình trạng mà người bệnh đang sử dụng thường xuyên chất dạng thuốc phiện phải dừng việc sử dụng trong một thời gian do bất kỳ ngun nhân gì. Ví dụ: người bệnh thiếu tiền, cai tập trung tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục và đào tạo hay bị đưa vào các trại giam do phạm pháp, điều trị methadone bị ngắt quãng…

3.3. Đánh giá yếu tố nguy cơ quá liều

Mục đích: xác định các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến quá liều ở người bệnh trong quá trình điều trị, đặc biệt khi khởi liều và trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Các yếu tố nguy cơ quá liều có thể bao gồm mất dung nạp, có tiền sử quá liều chất dạng thuốc phiện, sử dụng đa chất gây nghiện, sử dụng chất dạng thuốc phiện cùng với các thuốc gây an thần như rượu, Benzodiazepine hoặc Barbiturate… và có một số bệnh thực thể đồng diễn khác như bệnh đường hơ hấp mạn tính (hen, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng - một dạng bệnh phổi tắc mãn tính), các nhiễm trugng

74

hơ hấp cấp tính (lao, bệnh phổi), bệnh gan nặng hoặc các bệnh cấp tính khác (nhiễm trùng, thương tích, tâm thần). Xác định mức độ nguy cơ quá liều:

- Nguy cơ quá liều cao: người bệnh mới giảm liều CDTP hoặc đang sử dụng thuốc an thần/rượu hoặc quá liều.

- Nguy cơ quá liều trung bình hoặc thấp: sử dụng CDTP với liều ổn định, không sử dụng thuốc an thần hoặc quá liều.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)