BÀI 8 KHÁM VÀ KHỞI LIỀU METHADONE
1. Khám lâm sàng và xét nghiệm
Khám và xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định nghiện CDTP; các chỉ định, chống chỉ định điều trị bằng methadone; xác định được tình trạng và mức độ lệ thuộc CDTP của người bệnh; các bệnh lý kèm theo, các yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hưởng đến quá trình điều trị; các vấn đề cấp bách về sức khỏe và tâm lý, xã hội của người bệnh cần phải giải quyết.
1.1. Tiền sử và bệnh sử liên quan đến sử dụng ma túy
Cán bộ y tế cần khai thác thông tin với mọi loại chất gây nghiện (CGN) (hợp pháp và bất hợp pháp) mà bệnh nhân có sử dụng, ít nhất là trong 1 năm vừa qua. Các CGN khác trong quá khứ xa hơn khơng quan trọng bằng. Bệnh nhân có thể khơng sẵn sàng nói trung thực về lượng CGN mà họ sử dụng vì vậy, cán bộ y tế cần duy trì thái độ khơng phán xét, giúp bệnh nhân sẽ trung thực với nhân viên y tế hơn về việc sử dụng CGN của họ trong quá trình điều trị methadone. Cần xác định các nội dung sau:
- Bệnh nhân đang dùng loại chất gây nghiện nào?
- Bệnh nhân trước đây đã từng dùng những loại chất gây nghiện nào? - Bệnh nhân đã sử dụng những chất gây nghiện này như thế nào? - Bệnh nhân có lệ thuộc vào những chất gây nghiện này khơng?
- Việc sử dụng chất gây nghiện đó có gây ra vấn đề gì cho bệnh nhân khơng? - Bệnh nhân cảm thấy thế nào về việc dùng chất gây nghiện của mình?
- Cần hỏi cụ thể hơn về mỗi loại chất gây nghiện mà bệnh nhân cho biết họ đã từng sử dụng.
Cần xác định hình thái sử dụng CGN của bệnh nhân trong cả quá trình bởi hình thái sử dụng có thể thay đổi:
- Bệnh nhân bao nhiêu tuổi khi bắt đầu dùng [tên chất gây nghiện]? - Bệnh nhân đã dùng [tên chất gây nghiện] như thế trong bao lâu? - Khi nào thì cách thức đó thay đổi?
- Sau đó thì bệnh nhân sử dụng như thế nào?
- Bệnh nhân đã dùng [tên chất gây nghiện] như thế trong bao lâu?…v.v… - Trong ba tháng vừa qua bệnh đã dùng [tên chất gây nghiện] với mức độ thường xuyên như thế nào và lượng dùng là bao nhiêu
- Lần cuối cùng bệnh nhân sử dụng [tên chất gây nghiện] là khi nào?
- Bệnh nhân đã dùng [tên chất gây nghiện] theo những đường nào? (ví dụ uống,
71
- Điều trị nghiện các CDTP trước đó: địa điểm, thời gian, hình thức, phương pháp điều trị, sự tuân thủ và kết quả điều trị.
1.2. Đánh giá lệ thuộc CGN
Lệ thuộc CGN xác định bằng cách sử dụng bảng kiểm triệu chứng bệnh lý tâm thần của WHO ICD – 10, mỗi một loại chất gây nghiện bệnh nhân cho biết đã từng dùng được đánh giá riêng biệt về mức độ lệ thuộc các chất gây nghiện này.
1.3. Các hành vi nguy cơ cao:
- Tiêm chích ma túy gây ngộ độc hoặc quá liều (số lần, tình huống, lý do). - Sử dụng đồng thời nhiều loại chất gây nghiện.
- Dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy. - Quan hệ tình dục khơng an tồn.
1.4. Tiền sử bệnh lý khác
- Tiền sử các bệnh nội, ngoại khoa: bệnh gan, hen, tim mạch, nội tiết, phẫu thuật... Nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường máu. Các biến chứng do sử dụng ma túy: áp xe, tắc mạch, viêm nội tâm mạc.
- Tiền sử bệnh tâm thần: Các sang chấn, bệnh lý nhi khoa ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần kinh. Các giai đoạn bị trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, các bệnh loạn thần khác đã điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Các thuốc hướng thần, thuốc giảm đau đã được sử dụng.
- Tiền sử tâm lý-xã hội: Tình trạng tâm lý xã hội liên quan: học tập, nghề nghiệp, hơn nhân, gia đình, tài chính, quan hệ xã hội và pháp luật.
1.5. Khám, đánh giá sức khỏe
- Đánh giá sức khỏe toàn trạng: Phải thăm khám toàn diện, đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu thực thể của các bệnh lý liên quan: viêm gan, suy gan, lao và bệnh phổi, HIV/AIDS, bệnh tim mạch, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thai nghén.
- Đánh giá sức khỏe tâm thần: Phát hiện các rối loạn tâm thần: Hoang tưởng, ảo giác, kích động, trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát, tự huỷ hoại cơ thể, các rối loạn ý thức, đặc biệt là tình trạng lú lẫn. Khám và hội chẩn với chuyên khoa tâm thần khi cần.
- Đánh giá những dấu hiệu liên quan đến sử dụng ma túy: Các vết tiêm chích, viêm da, áp xe, tắc mạch, viêm nội tâm mạc bán cấp, dấu hiệu suy tim, loạn nhịp tim. Các biểu hiện nhiễm độc hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, đi loạng choạng, nói ngọng, tái xanh, nôn, vã mồ hôi. Các dấu hiệu của nhiễm độc hoặc hội chứng cai liên quan đến sử dụng các CDTP. Các rối loạn cơ thể liên quan đến sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác.
72
1.6. Xét nghiệm
Xét nghiệm thường quy:
- Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hgb... - Xét nghiệm men gan: ALT (SGPT), AST (SGOT).
- Xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP bằng test nhanh. Xét nghiệm cần thiết khác:
- Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV (khi người bệnh tự nguyện). - Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Viêm gan B, C (nếu có điều kiện).
Một số xét nghiệm chuyên khoa khi có chỉ định: chẩn đốn lao, các bệnh tim mạch, chẩn đốn có thai....