Giảm liều methadone

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 91 - 94)

BÀI 11 GIẢM LIỀU ĐIỀU TRỊ METHADONE, NGỪNG ĐIỀU TRỊ

1. Giảm liều methadone

Trước khi tiến hành giảm liều methadone cho bệnh nhân, cán bộ y tế cần làm rõ với bệnh nhân về các nguy cơ mà họ có thể gặp phải trong quá trình giảm cũng như sau khi ra khỏi chương trình. Đặc biệt chúng ta cũng cần nêu ra số liệu thực tế về các nguy cơ gặp phải sau khi giảm liều ra khỏi chương trình để bệnh nhân căn nhắc lại tính sắn sàng và một lần nữa có quyết định xin giảm liều hay không, các nguy cơ thường gặp:

- Tái nghiện 75% trong vòng 2 năm;

- Tỷ lệ tử vong gấp 10 lần trong 2 tuần đầu tiên sau khi ngừng điều trị; - Tỷ lệ tử vong gấp 3,5 lần trong 2 năm đầu tiên sau khi ngừng điều trị.

Song song với việc cung cấp các nguy cơ trong giảm liều, các bộ y tế cùng cần thảo luận, trao đổi với bệnh nhân về những kết quả, lợi ích khi bệnh nhân tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng methadone. Chúng ta có thể thấy các lợi ích khi bệnh nhân tiếp tục điều trị methadon2, đó là việc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện mỗi quan hệ gia đình, tăng cơ hội việc làm ...

92

1.1. Các dấu hiệu tiên lượng thành công trong giảm liều methadone

1.1.1. Bệnh nhân đã ngừng sử dụng CDTP ít nhất 6 tháng:

Ngừng sử dụng Heroin thường đến sớm hơn so với các dấu hiệu cho mức độ sẵn sàng khác. Hầu hết bệnh nhân đã phải ngừng sử dụng trong thời gian nhiều năm trước khi có thể giảm được methadone. Cần thiết phải ngừng sử dụng để tách bệnh nhân khỏi những người bạn có sử dụng ma túy

1.1.2. Ba yếu tố hỗ trợ xã hội cơ bản ổn định; việc làm, nhà ở và quan hệ.

Công việc hoặc học tập:

- Công việc hoặc học tập chiếm thời gian của bệnh nhân theo cách tích cực (mất việc làm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tái nghiện);

- Mạng lưới bạn đồng nghiệp có thể hỗ trợ; - Lãnh đạo có thể hỗ trợ;

- Có thể vượt qua được những triệu chứng rối loạn tâm lý và cáu giận. Quan hệ:

- Tình u thương vơ điều kiện của cha mẹ;

- Các mối quan hệ hỗ trợ lâu dài, sự nâng đỡ, con cái là một hợp phần quan trọng; - Mạng lưới bạn bè không sử dụng ma túy;

- Phải ổn định và có thể vượt qua được những biến động tình cảm. Chỗ ở:

- Những người cùng chung sống là nguồn hỗ trợ quan trọng; - Phải sống chung với những người không sử dụng ma túy;

93

- Khơng có nguy cơ bị mất chỗ ở, phải được thông cảm nếu trả tiền th nhà muộn vì vơ gia cư cũng là yếu tố khởi phát tái nghiện.

1.2. Thời điểm có thể ngừng điều trị

- Người bệnh mong muốn được ngừng điều trị; - Liều điều trị ổn định, tuân thủ điều trị tốt; - Có việc làm ổn định;

- Được hỗ trợ tốt từ gia đình; - Có mối quan hệ xã hội tốt.

Sau một thời gian điều trị methadone (ít nhất là 1 năm), nếu người bệnh đã ổn định và mong muốn ngừng điều trị, cơ sở điều trị có thể tiến hành quy trình ngừng điều trị như sau:

- Đánh giá về khả năng ngừng điều trị methadone của người bệnh: liều điều trị, tình hình sử dụng các CDTP khác, tính ổn định về tâm lý xã hội và sự hỗ trợ của gia đình.

- Cơ sở điều trị thảo luận với người bệnh để lập kế hoạch giảm liều tiến tới ngừng điều trị methadone.

1.3. Quy trình giảm liều

- Đánh giá kỹ bệnh nhân đã phù hợp để giảm liều chưa;

- Giảm liều thật chậm, theo dõi liên tục và thường xuyên đánh giá lại kế hoạch điều trị;

- Để ý tìm các dấu hiệu của rối loạn tâm lý hoặc trầm cảm, điều trị trầm cảm nếu có;

- Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc khác nếu có thể để tránh tạo dung nạp với tác dụng của các loại thuốc đó. Thơng thường, nếu thấy cần sử dụng thuốc khác hỗ trợ thì tốc độ giảm liều là quá nhanh;

- Linh hoạt trong điều trị – nhấn mạnh khả năng có thể điều trị lại hoặc điều trị ở liều cao hơn;

- Giảm liều methadone cần tuân theo những nguyên tắc sau: + Mỗi lần giảm liều phải cách nhau ít nhất 2 tuần;

+ Liều methadone giảm tối đa trong 1 lần không vượt quá 10% liều đang sử dụng. Phác đồ hiệu quả nhất thường là 1 - 5 mg mỗi 2 tuần kèm theo đôi lúc nghỉ;

+ Liều methadone giảm đi mỗi lần càng thấp, thời gian giảm liều càng dài thì hiệu quả thành cơng càng cao và giúp giảm nguy cơ tái nghiện.

94

- Khi liều methadone giảm tới 20 mg/ngày là giai đoạn khó khăn nhất với người bệnh do đó tốc độ giảm liều cần phải chậm hơn.

1.4. Lưu ý

Trong quá trình giảm liều, nếu người bệnh gặp phải những khó khăn khơng thể thích ứng được, bác sỹ điều trị có thể xem xét lại liều điều trị methadone cho bệnh nhân: Tăng liều methadone điều trị cho bệnh nhân đến khi đạt liều phù hợp (Thực hiện theo đúng quy trình tăng liều) hoặc giữ nguyên liều methadone đang điều trị và theo dõi đến khi bệnh nhân sẵn sàng tiếp tục giảm liều.

Một số vấn đề cần lưu ý ở bệnh nhân khi tiến hành giảm liều: - Tái sử dụng CDTP bất hợp pháp;

- Sốc thuốc;

- Hành vi vi phạm pháp luật; - Hành vi gây mất trật tự xã hội.

Những trường hợp sau đây không nên giảm liều: - Người bệnh tiếp tục sử dụng CDTP;

- Người bệnh đang mang thai;

- Người bệnh có đau cấp tính hoặc mạn tính thì nên ưu tiên điều trị đau trước khi tiến hành giảm liều;

- Trầm cảm;

- Người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng không ổn định các chất gây nghiện khác; - Điều kiện sống không ổn định: cơng việc khơng ổn định, khơng có chỗ ở, khơng được sự hỗ trợ từ gia đình;

- Đang có xáo trộn về tình cảm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC: ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE DÀNH CHO BÁC SĨ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)