Hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 27 - 28)

1.2.2 .Tính tích cực trong hoạt động học

1.3. Cơ sở lý luận của hoạt động khởi động

1.3.1. Hoạt động khởi động

Theo từ điển tiếng Việt, khởi động là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”.

Tác giả Nguyễn Văn Tuấn: “Hoạt động khởi động là hoạt động gây mâu thuẫn, tạo hứng thú, nhu cầu và động cơ học tập ở học sinh nhằm lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập, kích thích tính tích cực, lịng ham muốn giải quyết vấn đề nhận thức” [18].

Theo tác giả Đào Thị Hoa và Nguyễn Quang Hưởng, hoạt động khởi động có hai loại: Khởi động về tâm lí (tâm thế sẵn sàng, vui vẻ, tích cực…) hoặc khởi động về tư duy (khiến học sinh động não, suy nghĩ, nảy sinh câu hỏi, mong muốn tìm hiểu, giải quyết). Hoạt động khởi động nhằm mục đích kích thích sự tị mị, khơi dậy hứng thú của học sinh về bài học sẽ học hoặc huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có trong học tập và thực tiễn có liên hệ với kiến thức sắp học làm xuất hiện mâu thuẫn nhận thức”. Cách thực hiện: Cho người học thấy rõ mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của bài học; Đặt câu hỏi, đố vui, kể chụn, đặt một tình huống, tổ chức trị chơi… về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong bài học.

Theo Allwright (1984) “các hoạt động khởi động được thiết kế để thu hút sự chú ý của học sinh, giúp họ gạt bỏ những suy nghĩ phân tâm sang một bên và giúp họ sẵn sàng tập trung cá nhân và theo nhóm vào bất kì hoạt động nào tiếp theo. Chúng sẽ khiến họ dừng bất cứ điều gì họ đang làm hoặc đang suy nghĩ và tập trung lại sự chú ý của họ. Có thể nói một hoạt động khởi động là một điểm khởi đầu đầy động lực sẽ khiến học sinh trở nên sôi nổi để làm việc hiệu quả trong lớp học” [21].

Với mơ hình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực thì hoạt động khởi động còn được gọi là hoạt động trải nghiệm. Đây là hoạt động được tiến hành ở đầu bài học. Thông qua hoạt động, học sinh tiếp cận khái niệm (tiếp

22

cận với các dấu hiệu bản chất của khái niệm) thông qua biểu tượng trực quan hoặc trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên đưa ra các tình huống cụ thể để học sinh cảm nhận sự tồn tại hoặc tác dụng của đối tượng cần được định nghĩa.

Từ những quan điểm trên cho thấy hoạt động khởi động là một hoạt động học chứa đựng tình huống có vấn đề được tổ chức vào đầu giờ học. Hoạt động khởi động không cần chứa nội dung địi hỏi tư duy cao, khơng q coi trọng về kiến thức mà chủ yếu là khơi dậy hứng thú và tạo tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tiếp theo. Hoạt động khởi động cùng với các hoạt động học khác đều hướng tới kết quả học sinh đạt được mục tiêu bài học với tâm lý hứng khởi, chủ động từ đó nâng cao chất lượng mơn học.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 27 - 28)