Nguyên tắc thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động trong dạy học

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 72)

1.2.2 .Tính tích cực trong hoạt động học

2.2. Xây dựng quy trình thiết kế các hoạt động khởi động trong dạy học nộ

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động trong dạy học

nội dung Phân số, toán lớp 6, trung học cơ sở.

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động trong dạy học nội dung Phân số. nội dung Phân số.

Mọi hoạt động khởi động dù hay, mới, sáng tạo đến đâu nhưng muốn đạt hiệu quả đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Hoạt động khởi động được tổ chức vào đầu giờ học hoặc khi bắt đầu một kiến thức mới trong giờ học.

Thời gian cho hoạt động không kéo dài, chỉ nên từ 3 đến 10 phút.

Hoạt động khởi động phải có sự liên kết với mục tiêu bài học hoặc mục tiêu hướng đến của kiến thức cần tìm hiểu.

Hoạt động khởi động phải có tính vấn đề, kích thích sự tị mò, hứng thú học tập của học sinh.

Hoạt động khởi động phải lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động, giáo viên tổ chức, điều khiển.

Hoạt động khởi động phải đảm bảo tính vừa sức và phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

67

Hoạt động khởi động phải phát huy năng lực của học sinh.

Hoạt động khởi động phải tạo tâm thế, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập.

2.2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động khởi động trong dạy học

nội dung Phân số.

2.2.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động khởi động

- Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về HĐKĐ và các nguyên tắc thiết kế HĐKĐ, chúng tôi nhận thấy hoạt động khởi động có thể được sử dụng ở đầu giờ học hoặc được sử dụng khi tiếp cận một đơn vị kiến thức mới trong bài học. Từ đó, chúng tơi đề xuất quy trình thiết kế HĐKĐ cho hai tình huống trên như sau:

+ Quy trình thiết kế HĐKĐ đầu giờ học.

Bước 2 Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học Bước 1 Xác định chủ đề bài học Bước 4 Xác định hình thức, nội dung và lựa chọn phương tiện cho HĐKĐ Bước 5 Tiến hành khởi động Bước 6 Đánh giá, chỉnh sửa HĐKĐ Bước 3 Xác định mục tiêu của khởi động

68 * Giải thích quy trình:

Bước 1. Xác định chủ đề bài học. Việc xác định chủ đề bài học là cơ sở

để giáo viên định hướng nội dung bài học.

Bước 2. Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học. Từ việc xác

định chủ đề bài học, giáo viên xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học. Đây là căn cứ để xây dựng hoạt động khởi động cũng như các hoạt động khác trong bài.

Bước 3. Xác định mục tiêu của HĐKD. Căn cứ vào mục tiêu của bài

học, giáo viên xác định mục tiêu của HĐKĐ. Tức là đích hướng đến của HĐKĐ, có thể hướng tới một trong hai mục tiêu sau hoặc cả hai mục tiêu :

1. Phá tan khơng khí căng thẳng của các tiết học trước đồng thời củng cố kiến thức cũ và liên kết sang bài mới.

2. Thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, khơi gợi sự tị mị muốn tìm hiểu, muốn khám phá kiến thức mới.

Bước 4. Xác định hình thức, nội dung và phương tiện cho HĐKĐ. Giáo

viên lựa chọn nội dung đưa vào HĐKĐ có thể là kiến thức cũ liên quan chặt chẽ đến bài học, hoặc là một kiến thức mới, một bài tốn, tình huống thực tiễn có chứa kiến thức mới. Từ việc xác định nội dung giáo viên sáng tạo các hình thức cho phù hợp. Đồng thời lựa chọn phương tiện thích hợp để tạo hiệu quả tốt nhất.

Bước 5. Tiến hành khởi động. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành

HĐKĐ. Học sinh tham gia vào HĐKĐ. Giáo viên khích lệ, điều phối nội dung, thời gian cho phù hợp với bối cảnh.

Bước 6. Đánh giá, chỉnh sửa HĐKĐ. Sau khi tiến hành khởi động, giáo

viên cho HS nhận xét, bổ sung, có thể cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá cho nhau. Giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá và tự đánh giá của HS ; đồng thời

69

đưa ra kết quả nhận xét của mình. Từ kết quả của HĐKĐ, giáo viên dẫn dắt, kết nối vào bài mới.

2.2.2.2. Ví dụ cụ thể cho quy trình thiết kế HĐKĐ.

Ví dụ 1. Quy trình thiết kế hoạt động khởi động bằng bài tập tình huống – Tiết 1 - Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là các số nguyên. Sách giáo khoa Toán 6, tập 2 bộ Cánh diều, trang 25.

+ Bước 1. Tên bài thiết kế HĐKĐ: Tiết 1 - Bài 1. Phân số với tử số và

mẫu số là các số nguyên

+ Bước 2. Mục tiêu tiết học :

Học sinh biết dùng phân số để biểu thị số phần như nhau trong tình huống thực tiễn đơn giản.

Học sinh biết biểu diễn số nguyên ở dạng phân số.

Học sinh nhận biết và giải thích được hai phân số bằng nhau.

+ Bước 3. Mục tiêu của HĐKĐ :

Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học cần phải giải quyết. Kích thích sự tị mị và khả năng chú ý của học sinh.

+ Bước 4. Xác định hình thức, nội dung và phương tiện của HĐKĐ.

Nội dung của HĐKĐ là dùng phân số để biểu thị số phần như nhau trong tình huống thực tiễn đơn giản.

Hình thức của HĐKĐ là giáo viên cho hs hoạt động nhóm đơi. Xem tranh mơ phỏng tình huống. Ba người cùng góp vốn để thành lập một cơng ti. Số tiền góp vốn của mỗi người bằng nhau. Kết quả kinh doanh ba năm đầu của cơng ti được nêu như hình vẽ sau:

70

Các nhóm học sinh thực hiện các hoạt động sau:

1. Dùng số ngun( có cả số ngun âm) thích hợp để biểu thị số tiền chỉ kết quả kinh doanh của công ti ở mỗi năm.

2. Nếu chia số tiền đó cho những người góp vốn, mỗi năm mỗi người thu được bao nhiêu triệu đồng?

Phương tiện: Mô phỏng tranh và yêu cầu trên Powerpoint.

+ Bước 5. Tiến hành khởi động. Thời gian 3 phút.

GV tổ chức cho HS phân nhóm và nhận nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ vào giấy theo cặp đôi.

+ Bước 6. Đánh giá, chỉnh sửa HĐKĐ.

GV nhận kết quả của các nhóm học sinh, dùng máy chiếu 2 đến 3 sản phẩm của các nhóm.

GV đánh giá ý thức, thái độ và sản phẩm của các nhóm, cho điểm HS. GV kết nối kiến thức vào bài học: Số tiền nhận được của năm thứ ba của mỗi người là 20 : 3, ta cịn có thể hiểu là 20

3 . Tương tự, ta có thể dùng phân số 15

3

71

khái niệm phân số được mở rộng với tử và mẫu là các số ngun. Đó chính là nội dung bài học ngày hơm nay.

Ví dụ 2. Trò chơi “Team chiến thắng” – Tiết 1, bài 2. So sánh các phân số. Hỗn số dương, sách giáo khoa Toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 31.

+ Bước 1. Tên bài thiết kế HĐKĐ: Tiết 1 - Bài 2. So sánh phân số. Hỗn

số dương, sách giáo khoa Toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 31.

+ Bước 2. Mục tiêu tiết học:

Học sinh biết dùng kí hiệu “ <” , “>” để thể hiện quan hệ thứ tự của hai phân số.

Học sinh nắm được khái niệm phân số âm, phân số dương. Học sinh nắm được tính chất bắc cầu trong so sánh phân số. Học sinh biết cách so sánh hai phân số.

+ Bước 3. Mục tiêu của HĐKĐ:

Tạo khơng khí thi đua, tập trung cao độ vào giờ học. Ôn tập củng cố lại các kiến thức về so sánh hai phân số đã được học ở Tiểu học và so sánh hai số nguyên đã học ở học kì 1 lớp 6.

+ Bước 4. Xác định hình thức, nội dung và phương tiện của HĐKĐ.

Nội dung: 5 câu hỏi về so sánh hai phân số và so sánh số nguyên. Câu 1. Điền dấu <; >; = thích hợp vào chỗ chấm.

a) 3.......7

8 8 b) 39.....2021 40 2020

Câu 2. Hãy điền phân số thứ tư vào dãy sau: 5 11 1; ; ;.... 24 48 4

Câu 3. Bạn Minh và bạn An mỗi người ăn một chiếc bánh pizza. Sau 5 phút, bạn Minh còn 3

4chiếc bánh, bạn An còn 5

6chiếc bánh. Vậy bạn nào còn nhiều bánh hơn?

72

Câu 4. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: -15; 34; 0; -14; -5; 7; 2021

Hình thức và phương tiện:

Giáo viên thiết kế trên powerpoint các câu hỏi. Đặt thời gian cho mỗi câu hỏi là 50 giây. Các đội chơi giơ bảng trả lời câu hỏi.

Hình thức chơi: Thi đấu giữa các đội, giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Thi giữa các đội xem đội nào đưa ra được câu trả lời nhanh và chính xác nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Hết 4 câu hỏi, đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.

+ Bước 5. Tiến hành khởi động.

Giáo viên tổ chức cho các đội chơi trong thời gian là 6 phút. Các đội tham gia trả lời câu hỏi theo sự tổ chức của giáo viên.

+ Bước 6. Đánh giá và chỉnh sửa HĐKĐ.

Giáo viên đánh giá ý thức, thái độ tham gia của học sinh, khen thưởng đội thắng cuộc.

Giáo viên kết nối kiến thức: Qua việc trả lời các câu hỏi của phân khởi động các em đã được ôn tập kiến thức về so sánh hai phân số với tử và mẫu là các số tự nhiên; so sánh các số nguyên đã được học. Vậy việc so sánh hai phân số với tử và mẫu là các số nguyên có điểm nào giống và khác với các kiến thức chúng ta đã học. Để làm rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học Tiết 1 bài 2. So sánh phân số. Hỗn số dương.

Ví dụ 3. Trị chơi “ Xây tháp Ai Cập”. Tiết 1, bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số, sách toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 34.

+ Bước 1. Xác định tên bài thiết kế HĐKĐ. Tiết 1, bài 3. Phép cộng,

phép trừ phân số, sách giáo khoa toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 34.

+ Bước 2. Xác định mục tiêu bài học.

73

Học sinh biết các tính chất của phép cộng phân số: Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Học sinh có kĩ năng vận dụng các tính chất của phép cộng phân số để tính hợp lý, nhất là khi cộng nhiều phân số.

+ Bước 3. Xác định mục tiêu của HĐKĐ.

Tạo khơng khí vui vẻ, tập trung cao độ vào bài học, tạo mơi trường cạnh tranh tích cực trong học tập. Khơi gợi kiến thức về cộng hai phân số với tử và mẫu là các số tự nhiên đã được học ở Tiểu học.

+ Bước 4. Xác định nội dung, hình thức và phương tiện cho HĐKĐ.

Nội dung: Thực hiện tính cộng hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu với tử và mẫu là các số nguyên dương.

Hình thức và phương tiện: Trò chơi “ Xây tháp Ai Cập”. Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ. Mỗi bảng phụ có vẽ một tháp như sau:

Đội 1 Đội 2

Giáo viên chọn ra hai nhóm chơi. Mỗi nhóm 8 bạn. Đứng thành 2 hàng dọc. Giáo viên giới thiệu tháp được xây theo quy tắc hai viên gạch trên là tổng của hai viên gạch ở dưới (giáo viên chiếu slide quy tắc có hình minh họa).

74

Trong thời gian 3 phút lần lượt các bạn trong từng đội sẽ lên hoàn thành tháp. Mỗi bạn chỉ được điền kết quả vào 1 ô gạch. Bạn lên sau có thể sửa kết quả cho bạn trước (nếu làm sai). Cứ như vậy, đội nào hồn thành bảng chính xác và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

+ Bước 5. Tiến hành HĐKĐ.

Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi.

Học sinh dưới sự tổ chức của giáo viên tham gia vào các hoạt động.

+ Bước 6. Đánh giá và chỉnh sửa HĐKĐ.

Giáo viên nhận xét ý thức tham gia hoạt động của HS, nhận xét và cho điểm.

Giáo viên kết nối: Chúng ta đã biết cộng hai phân số với tử và mẫu là các số nguyên dương. Vậy cộng hai phân số với tử và mẫu là các số nguyên thì ta làm thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu Tiết 1, bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số.

Ví dụ 4. Thiết kế HĐKĐ bằng video – Tiết 1, bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số, sách giáo khoa toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 31.

+ Bước 1. Xác định tên bài thiết kế HĐKĐ. Tiết 1, bài 3. Phép cộng,

phép trừ phân số, sách giáo khoa toán 6 tập 2, bộ Cánh diều, trang 34.

+ Bước 2. Xác định mục tiêu bài học.

Học sinh biết cộng phân số cùng mẫu và không cùng mẫu.

Học sinh biết các tính chất của phép cộng phân số: Giao hốn, kết hợp, cộng với số 0.

75

Học sinh có kĩ năng vận dụng các tính chất của phép cộng phân số để tính hợp lý, nhất là khi cộng nhiều phân số.

+ Bước 3. Xác định mục tiêu của HĐKĐ.

Thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học. Gắn toán học với hiểu biết xã hội, hiểu biết về kiến thức địa lý.

+ Bước 4. Xác định nội dung, hình thức và phương tiện của HĐKĐ.

Nội dung: Giới thiệu về 5 đại dương trên thế giới và đưa ra thơng tin: Thái Bình Dương bao phủ khoảng 1

3bề mặt trái đất, Đại Tây Dương bao phủ khoảng 1

5bề mặt trái đất. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng bao nhiêu phần bề mặt trái đất? Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương là bao nhiêu phần bề mặt trái đất?

Hình thức và phương tiện: Giáo viên chuẩn bị một clip có hình ảnh trái đất, lồng tiếng giới thiệu về 5 đại dương trên thế giới và đưa ra thông tin về mức bao phủ của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đặt câu hỏi: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng boa nhiêu phần bề mặt trái đất? Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương là bao nhiêu phần bề mặt trái đất? Video được chiếu cho học sinh xem. Sau đó, giáo viên cho học sinh suy nghĩ để đưa ra câu trả lời.

+ Bước 5. Tiến hành HĐKĐ.

Giáo viên tổ chức cho học sinh xem đoạn video đã chuẩn bị trong thời gian 2 phút. Học sinh xem video.

76

Giáo viên tổ chức cho HS tìm câu trả lời của hai câu hỏi trong video trong thời gian 1 phút.

+ Bước 6. Đánh giá, chỉnh sửa HĐKĐ.

Giáo viên nhận xét, đánh giá ý thức, thái độ của HS khi xem video và trả lời câu hỏi.

Giáo viên kết nối: Để biết được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã bao phủ khoảng bao nhiêu phần bề mặt trái đất, các em đã thực hiện tính cộng hai phân số. Và các em cũng làm tính trừ hai phân số để biết đại dương nào boa phủ nhiều hơn. Việc cộng, trừ hai phân số với tử và mẫu là các số ngun liệu có sự khác biệt nào hay khơng thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Tiết 1, bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số.

Ví dụ 5. Thiết kế HĐKĐ bằng câu hỏi ngắn – Tiết 1, bài 4. Phép nhân, phép chia phân số, sách giáo khoa toán 6, tập 2, bộ Cánh diều, trang 40.

+ Bước 1. Xác định tên bài thiết kế HĐKĐ. Tiết 1, bài 4. Phép nhân,

phép chia phân số, sách giáo khoa toán 6, tập 2, bộ Cánh diều, trang 40.

+ Bước 2. Xác định mục tiêu bài học.

Học sinh biết và vận dụng được quy tắc nhân phân số.

Học sinh biết các tính chất của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân với phép cộng và phép trừ.

77

Học sinh có ý thức quan sát đặc điểm các phân số rồi vận dụng các tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh và tính đúng.

+ Bước 3. Xác định mục tiêu của HĐKĐ.

Gợi nhớ kiến thức đã học về quy tắc nhân hai phân số đã học ở Tiểu học.

+ Bước 4. Xác định nội dung, hình thức và phương tiện cho HĐKĐ.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 72)