Phân loại hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 36 - 41)

1.2.2 .Tính tích cực trong hoạt động học

1.3. Cơ sở lý luận của hoạt động khởi động

1.3.4. Phân loại hoạt động khởi động

Với mỗi bài học, bằng các tư liệu có được, giáo viên có thể lựa chọn nội dung và hình thức khởi động phù hợp, linh hoạt.

Theo Đỗ Đức Thái trong cuốn “Dạy học phát triển năng lực mơn Tốn trung học cơ sở” thì cấu trúc bài học gồm các bước chủ yếu: Trải nghiệm – Phân tích, khám phá, rút ra bài học – Thực hành, luyện tập – Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

Theo tác giả, hoạt động trải nghiệm (khởi động) được thực hiện ở đầu giờ học. Tuy nhiên, nói chung hoạt động khởi động khơng nhất thiết phải diễn ra hoạt động trải nghiệm. Tác giả có viết “Trong dạy học dựa trên trải nghiệm, giáo viên cần tạo ra các tình huống gợi vấn đề để học sinh được trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để suy nghĩ, biến đổi đối tượng hoạt động, tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Hoạt động trải nghiệm được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và những kiến thức đã có

Bước 2 Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học Bước 1 Xác định chủ đề bài học Bước 4 Xác định hình thức, nội dung và lựa chọn phương tiện cho HĐKĐ Bước 5 Tiến hành khởi động Bước 6 Đánh giá, chỉnh sửa HĐKĐ Bước 3 Xác định mục tiêu của khởi động

31

của học sinh. Hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh có hứng thú trong học tập, thơi thúc học sinh khám phá, tìm hiểu kiến thức mới.” Điều đó có nghĩa là đặt người học vào trong hồn cảnh, mơi trường có chứa nội dung toán học mà bài học hướng đến. Cũng theo tác giả, hoạt động trải nghiệm gồm trải nghiệm kiến thức cũ và trải nghiệm bằng vốn sống của học sinh [10].

Tiếp tục nghiên cứu bộ sách giáo khoa Cánh diều Toán 6 của tác giả Đỗ Đức Thái với nhóm cộng sự và bộ sách “Hướng dẫn học Toán 6” trong dự án mơ hình trường học mới Việt Nam, tôi thấy các tác giả cũng đưa ra các hoạt động khởi động trong mỗi bài học với những hình thức hết sức đa dạng như:

+ Khởi động bằng các bài tập tình huống. Tạo một tình huống có vấn đề tiếp nối kiến thức đã học với kiến thức mới. Ví dụ trong bài 1. Mở rộng khái niệm phân số - Sách hướng dẫn học Toán 6 tập 2, trang 3 thiết kế 2 nhiệm vụ cho hoạt động khởi động:

a) Em có một chiếc bánh, em hãy chia bánh thành bốn phần bằng nhau, lấy đi ba phần. Hãy thể hiện phần bánh đã lấy đi trong các trường hợp sau (H1):

 Bánh hình trịn (h1a)

 Bánh hình chữ nhật (h1b)

a) b)

Hình 1

32

b) Em nhớ lại vai trò của tử và mẫu trong phân số 3

4. Phân số 3

4cịn có thể coi là thương của phép chia 3 chia cho 4. Tương tự, (-3) chia cho 4 thì thương là bao nhiêu? Theo em có phân số 2, 3

3 4

 

 hay không?

Như vậy, việc giải quyết 2 nhiệm vụ này, học sinh đã dần tiếp cận với nội dung bài học. Nói cách khác là học sinh đã được đặt mình vào mơi trường có chữa nội dung bài học.

+ Khởi động bằng câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Trong bài 11. Phép chia phân số. Luyện tập – Sách hướng dẫn học Toán 6 tập 2, trang 46 thiết kế hoạt động khởi động bằng nhiệm vụ với mục đích kiểm tra bài cũ cụ thể như sau:

Thực hiện phép tính sau:   1 5 3 7 . . 7 3 5    

- Nếu nhận xét về kết quả của phép tính trên?

Ở tiết trước học sinh đã học về phép nhân phân số, hoạt động này được thiết kế vừa mang mục đích kiểm tra bài cũ, vừa nhằm giới thiệu kiến thức mới (hai số nghịch đảo). Với việc thiết kế hoạt động như này, học sinh sẽ không phải quá lo lắng áp lực khi kiểm tra bài cũ, đồng thời giáo viên lại đạt được mục đích giới thiệu nội dung mới.

+ Khởi động bằng trò chơi.

Sự tích cực của học sinh có thể cảm nhận được nếu giáo viên tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi. Vốn bản chất tâm lý trẻ nhỏ là thích được chơi, được vận động, có sự ganh đua, khen thưởng nên việc tổ chức hoạt động khởi động thành trò chơi là một sự lựa chọn tối ưu. Trong bài 3. Rút gọn phân số. Luyện tập, sách hướng dẫn học tốn 6, tập 2, trang 10 có thiết kế trị chơi cho hoạt động khởi động như sau: Trị chơi: Nhóm nào nhanh hơn?

33

Các số Ước chung Các số Ước chung

6 và 9 36 và 48

28 và 32 24 và 40

2. Điền số thích hợp vào ơ vng và nói ngắn gọn cách làm:

3 21 5 32 48 6 7 9 54   36 6 60   4 44 7  45 72 8 6 7 35   42 3 70   

Thông qua hoạt động này, học sinh được tham gia vào việc ôn tập kiến thức cũ để chuẩn bị cho bài mới với một tinh thần thoải mái.

+ Khởi động bằng quan sát hình ảnh, xem video, bản tin.

Việc sử dụng hình ảnh, video, bản tin có liên quan đến nội dung bài học để thiết kế hoạt động khởi động cũng làm cho giờ học thêm phần hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh. Ví dụ như: Trong bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số. Sách giáo khoa Tốn 6 Cánh Diệu, trang 34 có đưa ra gợi ý:

34

Với gợi ý này, giáo viên khi dạy có thể thiết kế 1 video giới thiệu về Thái Bình Dương hoặc cho học sinh quan sát hình ảnh để lồng ghép tình huống của bài vào. Điều này sẽ tạo sự hấp dẫn và thu hút sự chú ý của học sinh.

Phần khởi động vào bài cũng có thể được thiết kế dưới dạng bản tin như gợi ý của bài 6. Phép cộng, phép trừ số thập phân, sách giáo khoa Toán 6 bộ cánh diều, trang 48.

35

Việc bài học được gắn với các sự việc, hiện tượng thực tế tạo nên sự tò mò khám phá của học sinh đó cũng là lý do để các hoạt động này đạt được thành công.

+ Khởi động bằng câu đố. Đôi khi để vào bài học, giáo viên cũng chỉ cần tổ chức thành hoạt động giải đố như gợi ý trong bài 7. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số. Luyện tập, sách hướng dẫn Toán 6, tập 2, trang 28. Đố bạn: “Nêu lại tính chất của phép cộng số nguyên? Viết lại biểu thức minh họa tính chất đó?” Em nghe và sửa lỗi nếu có.

Như vậy, ta thấy có nhiều hình thức lựa chọn cho việc tổ chức các hoạt động khởi động, tuy nhiên khi thực hiện giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức thể hiện để đạt được mục đích của bài học.

Ngoài ra, hoạt động khởi động cịn có thể phân chia thành hai nhóm: - Nhóm 1. Hoạt động khởi động củng cố, ơn tập kiến thức cũ.

+ Trò chơi + Câu hỏi ngắn

+ Bài kiểm tra dưới hình thức thi

- Nhóm 2. Hoạt động khởi động giới thiệu nội dung kiến thức mới. + Tạo tình huống có vấn đề

+ Sử dụng tranh ảnh + Sử dụng video, clip

Cũng có quan điểm phân loại hoạt động khởi động theo hướng tiếp cận nội dung bài học:

- Hoạt động khởi động tiếp cận nội dung bài học trực tiếp: Chiếu video, hình ảnh, bản tin, câu hỏi ngắn.

- Hoạt động khởi động tiếp cận nội dung bài học gián tiếp: Thơng qua trị chơi, câu đố…

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)