Vai trò của hoạt động khởi động trong giờ học

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 28 - 36)

1.2.2 .Tính tích cực trong hoạt động học

1.3. Cơ sở lý luận của hoạt động khởi động

1.3.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong giờ học

Hoạt động khởi động thường được tổ chức trong khoảng mười phút đầu giờ nhưng nó có vai trị rất quan trọng với giờ học.

Trước tiên, hoạt động khởi động có vai trị kích thích hứng thú và khơi gợi động cơ học tập cho học sinh. Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú học tập tỉ lệ thuận với kết quả học tập bộ môn. Thật tuyệt vời khi tất cả các học sinh đều có hứng thú học tập, tuy nhiên điều này là khơng thể. Chính vì vậy, để duy trì sự hứng thú học tập của học sinh thì điều đầu tiên giáo viên phải làm chính là cho học sinh tham gia nhiều hơn vào công việc của lớp học. Đây là nhiệm vụ chung của tất cả các hoạt động học tập đặc biệt là với hoạt động khởi động. Kích thích hứng thú học tập và hơn thế là khơi gợi niềm đam mê, bồi đắp tình u với mơn học đối với hoạt động khởi động đầu giờ học được ví như việc “bật cơng tắc” để hoạt động. Việc dạy học khơng có sự húng thú của học sinh chẳng khác nào “Dội nước vào lá khoai” dù có gắng thế nào cũng khơng thể “làm ướt được lá”. Bởi vậy, người thầy phải là người truyền lửa đam mê cho người học, làm người học mở lòng, chủ động tiếp cận tri thức. Đặc biệt, để

23

học tập mơn tốn, một mơn học khó, khơ thì người học cần có niềm hứng thú và say mê mới có thể đón nhận kiến thức, mở ra những chân trời kiến thức mới. Ví dụ: Khi bắt đầu dạy học khái niệm phân số, nhiều giáo viên đưa ra vấn đề: “Chúng ta đã biết 10: 5 = 2; còn khi thực hiện phép chia 4 cho 5 ta được một số không phải là số nguyên, kết quả của phép tính này ta gọi là phân số. Hôm nay, chúng ta học bài phân số.” Đây là phần mở bài, tuy nhiên nó khơng tạo ra được động cơ học tập, chưa kích thích được người học. Nếu như giáo viên thay đổi bằng việc thiết kế tình huống: “Nhà em có 4 người, trên đĩa có 4 quả táo. Khi cả nhà đang chuẩn bị ăn táo thì có 1 vị khách đến chơi. Vậy phải chia quả táo thành mấy phần để có thể mời khách và mọi người đều được ăn lượng táo như nhau?” Tình huống này thực sự sẽ hấp dẫn học sinh tham gia giải quyết và từ đó giáo viên lại dẫn được vào bài mới.

Vai trò thứ hai, hoạt động khởi động huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của học sinh. Để nhận thức được về một đối tượng, một sự việc hay một vấn đề nào đó người học phải dựa trên vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đã có từ trước. Nếu học sinh khơng có vốn kiến thức cần thiết (liên quan đến kiến thức mới), hoặc khơng có những trải nghiệm nhất định thì sẽ khơng thể hình thành kiến thức mới. Hơn nữa, trong dạy học mơn Tốn, kiến thức hình thành trước là nền tảng để xây dựng và phát triển kiến thức sau. Chính vì điều đó, trong dạy học, giáo viên phải tìm hiểu vốn kinh nghiệm và những hiểu biết sẵn có của học sinh trước khi học một kiến thức mới cũng như trước khi tổ chức các hoạt động cho học sinh. Sự định hướng và tổ chức hoạt động cho học sinh là quan trọng nhưng vốn kiến thức của học sinh, những trải nghiệm của học sinh vẫn là yếu tố quyết định trong việc hình thành kiến thức mới. Trong việc tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên cần tạo ra tình huống gợi vấn đề để học sinh được trải nghiệm bằng cách huy động các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để suy nghĩ, biến đổi đối tượng hoạt động, tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

24

Ví dụ: Khi dạy bài “Rút gọn phân số” chương trình tốn 6, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động khởi động đầu giờ bằng hai hoạt động sau:

Hoạt động 1. Làng lụa Hà Đơng hay chính là Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.

Một cửa hàng có 120 tấm vải được để trong kho có sức chứa là 200 tấm. Vậy phân số chỉ số tấm vải hiện có trên sức chứa của kho là 120

200. Để thuận tiện, người ta đã xếp các tấm vải vào kệ treo, mỗi kệ 10 tấm, các kệ này được đưa vào gian bán hàng, mỗi gian bán hàng chứa được 20 kệ. Vậy phân số chỉ số kệ hiện có trên sức chứa của gian hàng là 12

20. Hãy so sánh phân số 120

200 với phân số 12

20 ?

Hoạt động 2. Điền số thích hợp vào ơ trống:

12 12 : 6 6 6 : 2 12 12 : 4 4 4 : 2

; ; ;

1818 : 9 9 9 :  3 1818 : 6 6 6 : 3

25

Để giải quyết được nhiệm vụ 1, học sinh phải huy động kiến thức của bài Hai phân số bằng nhau đã học ở tiết trước. Để giải quyết nhiệm vụ 2, học sinh phải sử dụng kiến thức của bài Tính chất cơ bản của phân số. Việc huy động các kiến thức đã học đã kích thích học sinh phải tư duy, tập trung cho việc học ngay từ những phút đầu tiên của giờ học. Qua hoạt động này, giáo viên cũng nhận được thông tin về việc nắm bài cũ của học sinh để có phương án thiết kế, điều chỉnh các hoạt động sau cho phù hợp.

Vai trò thứ ba, hoạt động khởi động góp phần phát triển các thành tố cốt lõi của năng lực toán học như năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mơ hình hóa tốn học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học ; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học tốn. Muốn có năng lực, học sinh phải học tập và rèn luyện trong hoạt động và bằng hoạt động. Như vậy, phát triển năng lực cho người học là vai trò của tất cả các hoạt động học tập. Hoạt động khởi động là một trong số các hoạt động học tập nên cũng phải mang trong mình vai trị này.

+ Hoạt động khởi động có vai trị phát triển năng lực giải quyết vấn đề tốn học. Ví dụ khi dạy bài Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu Toán lớp 6. Giáo viên tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh giải quyết nhiệm vụ:

Trong một cuộc thi chạy ngắn 100m, ban tổ chức quy định xếp hạng dành cho người chạy 100m trong thời gian t (giây):

Thời gian t12 (giây) 12 t 14 (giây) t14 (giây)

Xếp hạng A B C

Bốn bạn An, Bình, Cường, Dũng có kết quả chạy 100m như sau:

Học sinh An Bình Cường Dũng

Thời gian chạy 100m 13,6 giây 12,7 giây 12 giây 14,2 giây Em hãy xếp hạng kết quả của bốn bạn ?

26

Thơng qua q trình quan sát, phân loại, lựa chọn, giải thích, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

+ Hoạt động khởi động có vai trị phát triển năng lực tư duy và lập luận tốn học cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài Số ngun âm tốn lớp 6, giáo viên có thể thiết kế hoạt động khởi động như sau:

Đọc ví dụ sau: Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất ở thành phố New York trong các ngày từ 06/01/2020 (thứ 2) đến 12/01/2020 (chủ nhật).

Có những số chỉ nhiệt độ dưới 00C như: -20C, -50C. Các số trên có gì đặc biệt ?

Quan sát bảng nhiệt độ trên và nhận biết sự xuất hiện của số mới biểu thị nhiệt độ âm.

Thông qua việc thực hiện các thao tác trên, học sinh nhận biết được điểm khác biệt của số mới với số tự nhiên đã biết trước đây đó là có dấu “–“ ở trước. Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

+ Hoạt động khởi động phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học tốn.

Ví dụ: Khi dạy Độ dài đường trịn – Tốn lớp 9, giáo viên tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh như sau:

27 - Bước 1. Lấy 4 cái đĩa kích thước khác nhau, dùng dây đo chu vi C của mỗi đĩa.

- Bước 2. Dùng thước đo đường kính d của mỗi đĩa.

- Bước 3. Tính tỉ số giữa chu vi và đường kính của mỗi đĩa.

- Bước 4. Ghi lại 4 tỉ số vừa tính được vào bảng dưới đây rồi so sánh và nêu nhận xét. Đĩa 1 2 3 4 Chu vi C Đường kính d Tỉ số C d

Hoạt động khởi động này góp phần phát triển năng lực sử dụng cơng cụ và phương tiện học tốn thơng qua việc thực hiện các thao tác: Dùng dây đo chu vi; dùng thước đo đường kính; sử dụng máy tính để tính tỉ số giữa chu vi và đường kính.

+ Hoạt động khởi động góp phần phát triển năng lực mơ hình hóa. Ví dụ: Khi dạy bài Lụn tập về định lý Pytago toán lớp 7, giáo viên tổ chức cho học sinh khởi động bằng việc thực hiện nhiệm vụ:

Hai địa điểm B, C cách nhau bởi một khu chung cư. Người ta lấy một địa điểm A sao cho góc BAC bằng 900 và đo được khoảng cách từ A đến B là 300m, khoảng cách từ A đến C là 400m. Hãy

28 tính khoảng cách từ B đến C.

Học sinh chuyển đổi từ một vấn đề tình huống thực tế giả định sang một mơ hình tốn học. Ba địa điểm A, B, C chính là ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại A. Khoảng cách giữa hai vị trí B và C chính là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông ABC. Từ đó, học sinh nhận ra được cơng thức liên hệ giữa yếu tố cần tính với yếu tố đã biết (định lý Pytago). Qua việc thực hiện bài toán này, học sinh có cơ hội phát triển năng lực mơ hình hóa tốn học.

+ Hoạt động khởi động góp phần phát triển năng lực giao tiếp tốn học. Ví dụ: Hoạt động khởi động được giáo viên thiết kế khi dạy bài khái niệm phân số toán lớp 6 như sau :

Nhân dịp sinh nhật của Chiến, mẹ mua cho hai anh em Chiến và Thủy một chiếc bánh Pizza được chia đều như hình (H1). Chiến đã ăn hết một miếng như hình (H2); Thủy đã ăn hết một miếng như hình (H3). Em hãy quan sat các hình H1, H2, H3 và cho biết:

a) Chiến và Thủy đã ăn bao nhiêu phần cái bánh.

b) Miếng bánh Pizza còn lại bằng bao nhiêu phần chiếc bánh ban đầu.

Học sinh hiểu được thơng tin từ hình vẽ. Sử dụng được ngôn ngữ số phần để biểu đạt các ý tưởng. Như vậy, hoạt động cho học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.

Vai trò thứ tư, hoạt động khởi động giúp học sinh cải thiện kĩ năng giao tiếp. Tổ chức các hoạt động khởi động, giáo viên sẽ đưa vào đó các hình thức hoạt động nhóm. Khi tham gia vào các hoạt động nhóm, học sinh có cơ hội được thể hiện khả năng trình bày ý tưởng trước nhóm, đồng thời các em cũng được phát triển khả năng thuyết phục các bạn khác trong nhóm đồng ý với

29

quan điểm của mình hoặc có những lý lẽ thuyết phục để phản đối quan điểm của bạn khác. Như vậy, đây là cơ hội để các em được trau dồi kĩ năng giao tiếp, một kĩ năng mềm rất cần thiết với con người thời nay.

Vai trò thứ năm, hoạt động khởi động giúp học sinh phát triển kĩ năng thuyết trình. Với các hoạt động dù được tổ chức dưới hình thức họat động cá nhân hay hoạt động nhóm thì cuối hoạt động ln có phần báo cáo sản phẩm. Để làm được điều này, học sinh sẽ phải chuẩn bị một bản thuyết minh, đồng thời tự tin thuyết trình trước đám đơng. Với các hoạt động được tổ chức thường xuyên thì học sinh ngày càng tự tin và nâng cao khả năng thuyết trình của bản thân.

Vai trò thứ sáu, hoạt động khởi động giúp học sinh rèn luyện trí nhớ. Với một số hoạt động khởi động bằng các trò chơi, câu đố,… đòi hỏi học sinh phải tái hiện những tri thứ, kĩ năng, kĩ xảo đã học trong một thời gian ngắn. Học sinh ngày càng rèn được khả năng tập trung, huy động kiến thức nhanh có ích trong việc tăng khả năng ghi nhớ của học sinh.

Vai trị thứ bảy, hoạt động khởi động tăng tính sáng tạo của học sinh. Học sinh tham gia những hoạt động khởi động như giải đố, vẽ tranh, giải quyết tình huống (có nhiều đáp án),… sẽ được làm theo những ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. Hoạt động khởi động là một hoạt động học nhưng dưới dạng trải nghiệm, tiếp cận vấn đề mới nên học sinh được thoải mái sáng tạo. Nhiều ý tưởng hay, lạ được phát hiện ra từ những hoạt động như thế này.

Một hoạt động khởi động được coi là thành công khi khơi gợi được sự tị mị muốn khám phá tri thức khơng chỉ trong giờ học mà ngay cả sau giờ học. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải chọn lọc được các nội dung phù hợp gần với bài học, không quá dễ cũng khơng q khó. Sau đó, giáo viên cũng phải lựa chọn được hình thức tổ chức sao cho kích thích được học sinh hứng khởi tham gia hoạt động.

30

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)