Kết quả định lượng

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 115 - 151)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.2. Kết quả định lượng

3.6.2.1. Đánh giá qua phiếu điều tra

Bảng kết quả khảo sát hiệu quả của HĐKĐ ở lớp thực nghiệm. Khảo sát trên 39 học sinh ở lớp thực nghiệm.

110

STT Tiêu chí Điểm đánh giá

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

1 Mức độ hứng thú của HS đối với HĐKĐ

+ 1 điểm: Chưa đến 20% HS trong lớp hào hứng tham gia

+ 2 điểm: Từ 20% đến 70% Hs trong lớp hào hứng tham gia

+ 3 điểm: Từ 70% đến 90% HS trong lớp hào hứng tham gia.

+ 4 điểm: Từ 90% đến 100% HS trong lớp tham gia tích cực.

01 hs 38 hs

Điểm trung bình: 3,97

2 Mối liên hệ giữa nội dung của HĐKĐ với nội dung của bài học + 1 điểm: Khoảng dưới 20% nội dung khởi động liên kết với bài. + 2 điểm: Từ 20% đến 50% nội dung HĐKĐ liên kết với bài học. + 3 điểm: Từ 50% đến 80% nội dung HĐKĐ liên kết với bài học. + 4 điểm: Từ 80% đến 100% nội dung HĐKĐ liên kết với bài học.

39 hs

Điểm trung bình: 4

3 Mức ảnh hưởng của HĐKĐ đến các hoạt động tiếp theo của bài học + 1 điểm: Chưa đến 20% HS trong

111 lớp nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập tiếp theo.

+ 2 điểm: Từ 20% đến 50% Hs trong lớp nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập tiếp theo.

+ 3 điểm: Từ 50% đến 80% HS trong lớp nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập tiếp theo.

+ 4 điểm: Từ 80% đến 100% HS trong lớp nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập tiếp theo.

Điểm trung bình: 3,9

4 Mức ảnh hưởng của HĐKĐ đến chất lượng của giờ học.

+ 1 điểm: Chưa đến 20% HS trong lớp hiểu bài.

+ 2 điểm: Từ 20% đến 50% Hs trong lớp hiểu bài.

+ 3 điểm: Từ 50% đến 80% HS trong lớp hiểu bài.

+ 4 điểm: Từ 80% đến 100% HS trong lớp hiểu bài.

39 hs

Điểm trung bình: 4

TỔNG ĐIỂM: 15,87

- Từ bảng kết quả khảo sát ta thấy, HĐKĐ đóng vai trị quan trọng trong việc khơi dậy tính tích cực trong học tập của học sinh. Bảng khảo sát được thực hiện trên 39 học sinh ở lớp thực nghiệm và được tiến hành ngay sau giờ dạy thực nghiệm. Có 38 học sinh đánh giá điểm tối đa (4 điểm) cho

112

vấn đề mức độ hứng thú của các em học sinh trong lớp đối với HĐKĐ, có 2 em để điểm 3. Điểm trung bình của tiêu chí này là 3,97/ 4 điểm. 100% học sinh được hỏi đều cho điểm tối đa là 4 điểm cho tiêu chí liên hệ giữa HĐKĐ với nội dung bài học. Đa số học sinh đều thấy được sự nhiệt tình, hứng thú tham gia các hoạt động tiếp theo được giáo viên tổ chức sau HĐKĐ. Cụ thể có 35 học sinh để điểm 4, có 4 học sinh để điểm 3. Điểm trung bình của tiêu chí này là 3,9 điểm. Tất cả 39 học sinh được hỏi đều cho rằng một HĐKĐ tốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ học. Cụ thể tiêu chí 4 có 100% học sinh để điểm 4. Tổng điểm trung bình của 4 tiêu chí trong bảng đánh giá là: 15,87. Với mức điểm đánh giá này thì HĐKĐ được xây dựng trong tiết thực nghiệm được xếp loại Tốt.

3.6.2.2. Đánh giá qua bài kiểm tra

Kết quả bài kiểm tra 5 phút.

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Điểm trung bình TN 0 0 0 0 0 1 1 2 12 13 10 39 8,67 ĐC 0 0 0 0 1 3 5 9 8 6 4 36 7,5

113

- Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra 5’ của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

Kết quả:

Lớp thử nghiệm có 39/39 (100%) đạt trung bình trở lên, trong đó 37/39 (94,87%) đạt khá giỏi.

114

Lớp đối chứng có có 35/36 (97,22%) đạt trung bình trở lên, trong đó 27/36 (75%) đạt khá giỏi.

3.6.2.3. Phân tích kết quả định lượng

- Như vậy, điểm trung bình sau bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nên có thể thấy được sự tiến bộ, sự khác biệt và hiệu quả của các hoạt động dạy học do giáo viên tổ chức, triển khai từ giáo án thực nghiệm.

- Đối với tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu và trung bình của lớp thực nghiệm thì thấp hơn lớp đối chứng. Từ đó, có thể thấy học sinh lớp thực nghiệm u thích và say mê học tập bộ môn hơn lớp đối chứng, học sinh lớp thực nghiệm cũng có khả năng vận dụng các kiến thức đã lĩnh hội được tốt hơn ở lớp đối chứng mà không tổ chức HĐKĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm (định tính và định lượng) thu được là khả quan. Do đó, có thể sơ bộ kết luận rằng, nếu thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học chủ đề phân số ở lớp 6 sẽ đem lại niềm yêu thích, hứng thú trong học tập, đồng thời kết quả học tập của học sinh cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi thiết kế hoạt động khởi động cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh để đảm bảo tính phân hóa và vừa sức đối với học sinh.

115

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày được các kết quả nghiên cứu cơ bản như sau: - Trình bày tóm lược và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn để thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học chủ đề phân số ở lớp 6.

- Luận văn đã phân tích cấu trúc nội dung chủ đề Phân số, toán lớp 6. Từ đó, xây dựng ngun tắc, quy trình thiết kế các hoạt động khởi động trong các giờ học. Đồng thời, luận văn cịn đề xuất một số hình thức khởi động trong dạy học chủ đề Phân số.

- Luận văn đã góp phần cụ thể hóa việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong từng tiết dạy của chủ đề phân số ở lớp 6. Các ví dụ đưa ra được giáo viên đánh giá là có sáng tạo, có tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm lý và mức độ nhận thức của học sinh.

- Thực nghiệm sư phạm đã bước đầu khẳng định được hiệu quả, tính khả thi của các bài dạy được thiết kế thông qua việc thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động trong dạy học chủ đề phân số ở lớp 6. Từ đó, cho phép giả thuyết khoa học đã đề ra chấp nhận được, các biện pháp đề xuất có hiệu quả.

- Từ những ví dụ về các bài học đã được thiết kế, cũng có thể vận dụng để thiết kế các tiết học khác trong các chủ đề khác trong mơn Tốn. Hơn nữa, các quan điểm thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong đề tài này khơng chỉ áp dụng trong mơn Tốn mà cịn có thể ứng dụng trong các mơn học khác. Việc làm này góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng và các mơn học khác nói chung.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt

[1] Ban chấp hành trung ương Đảng (2013), Hội nghị trung ương 8 khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013.

[2] Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, Lý luận dạy học hiện đại (cơ sở

đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nhà xuất bản đại học Sư

phạm.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng –

Chương trình tổng thể.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Toán 6 tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn học toán 6 tập hai, Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam.

[7] Đào Thị Hoa, Nguyễn Quang Hưởng (2020), “Thiết kế kế hoạch bài học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, tập 7, số 2 (2020), trang 222 –

224.

[8] Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Toán 6 tập hai (Bộ

Cánh diều), Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

[9] Đỗ Đức Thái (Chủ biên), Hướng dẫn dạy học mơn Tốn trung học

cơ sở theo chương trình phổ thơng 2018, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

[10] Đỗ Đức Thái (chủ biên), Dạy học phát triển năng lực mơn Tốn trung học cơ sở, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

117

[11] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1.2, Nhà

xuất bản giáo dục Hà Nội.

[12] Hoàng Lê Minh, Hợp tác trong dạy học mơn Tốn, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

[13] Lê Hoàng Hà (2019), “SKKN một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lý THPT”.

[14] Lê Thị Thu Hương (2020), “Hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2020, tr 120 – 123.

[15] Lương Văn Cầu, “Gợi động cơ nhờ trực quan trong dạy học khái niệm hình học ở trường trung học cơ sở”. Tạp chí Giáo dục, kì 2 – 8/2013, tr 47 – 50.

[16] Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học mơn Tốn, Nhà xuất bản

đại học Sư phạm.

[17] Nguyễn Thị Phương (2019), “SKKN thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong hoạt động khởi động và lụn tập mơn Hóa học”.

[18] Nguyễn Văn Tuấn (chủ biên) (2015), Tài liệu bài giảng lý luận dạy học, Trường ĐHSP Kĩ thuật TPHCM.

[19] Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện

đại, Nhà xuất bản Giáo dục.

[20] Vũ Thị Thu Hương (2020), “Khởi động để kích hoạt kiến thức nền cho học sinh khi dạy học đọc hiểu văn bản thông tin”, Tạp chí giáo dục, số

470 (kì 2 – 1/2020), trang 20 -23.

B. Tài liệu Tiếng Anh

[21] Allwright, R (1984), The importance of interaction in classroom language learning. Applied Linguistics, 5(2), 156-171.

[22] Ayhan Diril (2015), “The importance of icebreakers and warm-up activities in language teaching”, ACC Journal 2015, tập 21, số 3.

118

[23] Đỗ Thị Mai Hương (2016), “Using warm up activities to raise the interest in speaking classes of the 11th graders: an action research project at Nguyen Duc Thuan high school.

[24] Jonell H.K (1985), Practice and practitioner. Cambrige. Social Science.

[25] Rosalba Velandia, “The role of warming up activities in adolescent students’ involvement during the English class”, Profile 10, 2018. ISSN 1657- 0790. Bogota, Colombia. Pages 9 – 26,

[26] Timothy D. Kanold, Jessica Kanold-McIntyre, Matthew R. Larson, Bill Barnes, Sarah Schuhl, Mona Toncheff, Mathematics Instruction and Tasks in a PLC at Work.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ TOÁN LỚP 6.

- Trân trọng kính gửi tới quý thầy (cô) phiếu khảo sát thực trạng giáo viên thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động trong dạy học chủ đề phân số toán lớp 6.

- Phiếu khảo sát được sử dụng để minh chứng cho phần thực trạng của đề tài nghiên cứu về lý luận dạy học, từ đó đề xuất quy trình thiết kế và cách thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong phiếu gồm những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để đưa ra câu trả lời nhanh nhất.

- Rất mong q thầy cơ hồn thành giúp đầy đủ câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu.

- Tôi cam kết, kết quả phiếu khảo sát và thông tin cá nhân của quý thầy (cô) được bảo mật tuyệt đối.

Địa chỉ email:…………………………………………………………………

1. Thầy (cơ) có chú ý đến việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học Tốn hay khơng?

A. Khơng B. Có

2. Thầy (cơ) căn cứ vào cơ sở nào để thiết kế các hoạt động khởi động?

A. Xuất phát từ nội dung bài học. B. Từ vấn đề liên quan đến tên bài học C. Từ nguồn khác.

3. Mục tiêu nào của hoạt động khởi động mà thầy (cô) hướng đến?

A. Kiểm tra kiến thức của học sinh. B. Tạo ra hứng thú cho học sinh

C. Tạo ra tình huống có vấn đề để vào bài.

4. Thầy (cơ) thường dùng cách thức khởi động nào?

A. Kiểm tra bài cũ rồi vào dẫn vào bài mới. B. Dẫn dắt ngắn gọn để vào bài.

C. Tổ chức thành hoạt động khởi động.

5. Tần suất thiết kế và sử dụng hoạt động khởi cho các bài dạy chủ đề phân số lớp 6 của thầy cô như thế nào?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi

D. Không bao giờ.

6. Ý kiến của thầy (cơ) về những khó khăn gặp phải khi thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động khi dạy học toán chủ đề Phân số ở lớp 6.

Đồng ý Không đồng ý

Ý kiến khác A. Lựa chọn nội dung để đưa vào hoạt

động khởi động.

B. Lựa chọn hình thức tổ chức cho hoạt động khởi động

C. Thời gian để tổ chức cho hoạt động này quá ngắn, không đủ để thực hiện. D. Học sinh còn chưa thực sự hào hứng tham gia vào hoạt động.

7. Ý kiến của thầy (cô) về mức độ thu hút học sinh vào bài học của các cách thức khởi động như thế nào?

Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Dẫn dắt ngắn gọn vào bài mới

Kiểm tra bài cũ rồi dẫn vào bài mới Tổ chức thành hoạt động khởi động

8. Thầy (cô) đánh giá chất lượng tiết dạy sau khi thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động ở mức nào?

A. Cao hơn B. Như nhau C. Thấp hơn

9. Ý kiến của thầy (cô) về mức độ cần thiết của việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học Tốn?

A. Rất cần B. Cần

C. Bình thường D. Khơng cần

10. Theo thầy (cơ) có nên áp dụng việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động ở tất cả các môn học hay không?

A. Có B. Khơng

- Chân thành cảm ơn q thầy (cơ) đã hồn thành bộ câu hỏi của phiếu khảo sát! Kính chúc thầy (cơ) bình an và mạnh khỏe!

Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT TÌM HIỂU VIỆC TRẢI NGHIỆM CÁC HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG TRONG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ TOÁN LỚP 6 CỦA HỌC SINH

Câu 1. Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Khơng

Câu 2. Em thích cách thức thiết kế và sử dụng hoạt động khởi động đầu tiết học nào của thầy (cô)?

A. Kiểm tra bài cũ, vào ngay bài mới B. Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài mới.

C. Thiết kế các hoạt động khởi động khác như trò chơi; xem video; tranh ảnh,…

Câu 3. Em có hứng thú tham gia vào các hoạt động khởi động khơng?

A. Có B. Khơng

Câu 4. Các hoạt động khởi động mà thầy (cô) tổ chức có giúp em liên tưởng đến kiến thức bài mới khơng?

A. Có B. Khơng

Câu 5. Sau hoạt động khởi động em còn hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập tiếp theo để giải quyết các vấn đề của bài học không?

A. Rất hào hứng B. Hào hứng C. Bình thường D. Khơng hào hứng

Câu 6. Mức độ lĩnh hội kiến thức đối với bài mới ở giờ học có tổ chức hoạt động khởi động so với bài học không tổ chức hoạt động khởi động hoặc tổ chức theo cách cũ như thế nào?

A. Tốt hơn B. Như nhau C. Kém hơn

Cảm ơn các em đã hoàn thành bộ câu hỏi của phiếu khảo sát! Chúc các em luôn vui vẻ, mạnh khỏe và học tập tốt!

Phụ lục 3. Phiếu kiểm tra 5’ sau hoạt động khởi động.

KIỂM TRA 5’

Họ và tên học sinh:………………………………………Lớp:……………

Câu 3: Trong các cách viết sau cách nào cho ta một phân số a) 4 1, 5  b) 5 0 c) 0 15  d) 1 4   Đáp án của em là: …………………………………………………

Câu 4: Viết các phép chia sau dưới dạng phân số

a) 2 : 3 b)  1 : ( 4) c) 4 : ( 3)

Bài làm:…………………………………………………………….. ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………

----------- Hết-----------

Phụ lục 4. Giáo án minh họa HĐKĐ bằng bài tập tình huống. Tiết 1. Bài 3. Phép cộng, phép trừ phân số. I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách cộng hai phân số cùng mẫu và khơng cùng mẫu.

- Biết các tính chất của phép cộng phân số: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0. - Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để thực hiện tính hợp lí.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 115 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)