Khởi động bằng tổ chức trò chơi

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 84 - 88)

1.2.2 .Tính tích cực trong hoạt động học

2.3. Đề xuất một số hình thức khởi động trong dạy học chủ đề Phân số

2.3.1. Khởi động bằng tổ chức trò chơi

Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, những hoạt động học tập được thiết kế dưới dạng các trị chơi ln thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các em. HĐKĐ được thiết kế dưới dạng trị chơi nhằm 2 mục đích chính. Một là khơi gợi tính tích cực, khả năng tập trung của học sinh vào bài học. Hai là từ sản phẩm là kết quả của các câu trả lời của học sinh, giáo viên kết nối bài học trước đó với bài học mới. Chính việc này đã làm cho việc tìm kiếm kiến thức của học sinh trở nên gần gũi, tự nhiên hơn.

2.3.1.1. Trò chơi “Giải mã bí ẩn”.

- Trị chơi “Giải mã bí ẩn” có mục đích là kiểm tra kiến thức đã học nhưng cách thức tổ chức thú vị sẽ thu hút được đa số học sinh trong lớp tham

79

gia. Trò chơi này được dùng khi giáo viên muốn kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra các kiến thức đã học mà có liên quan đến nội dung bài mới.

- Nội dung: Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi cần kiểm tra.

- Hình thức: Giáo viên soạn các câu hỏi này trên powerpoint với giao diện là các mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép ứng với một câu hỏi. Dưới mảnh ghép hình ảnh của một nhà tốn học có liên quan đến bài học, hoặc một bí ẩn nào đó mà cơ trị đang quan tâm.

- Luật chơi: Mỗi học sinh được tự do xung phong tham gia trả lời câu hỏi để gỡ miếng ghép. Mỗi câu trả lời đúng học sinh sẽ nhận được 1 phần thưởng. Học sinh trong lớp có thể đưa ra câu trả lời cho bí ẩn bất cứ lúc nào. Nếu đúng thì sẽ nhận được phần thưởng lớn nhất. Nếu sai sẽ bị tước quyền tham gia trả lời câu hỏi.

- Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Các câu hỏi phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được mục đích của hoạt động; đồng thời giáo viên cần soạn cả đáp án tương ứng với mỗi câu hỏi. Phần thưởng cho các câu trả lời đúng có thể là hiện vật, cũng có thể là điểm thưởng cho học sinh.

Thông qua HĐKĐ, giáo viên đánh giá được mức kiến thức nền của học sinh để từ đó điều chỉnh các hoạt động học tập sau, đảm bảo việc lĩnh hội kiến thức mới của học sinh một cách thuận lợi nhất.

2.3.1.2. Trò chơi “Xây tháp Ai Cập”.

- Trò chơi “Xây tháp Ai Cập” với mục đích là kiểm tra kiến thức đã có về các phép tính với phân số ở Tiểu học nhưng đồng thời cho học sinh vận động, kích thích học tập bằng việc cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Trị chơi này có thể được sử dụng vào các bài học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.

80

- Nội dung: Giáo viên thiết kế các tháp với các viên gạch đã cho phân số tương ứng và còn một số viên chưa cho giá trị. Đồng thời giáo viên đưa quy tắc tạo viên gạch ở trên. Ví dụ

- Hình thức: Giáo viên thành lập các đội chơi hoàn thành tháp theo kiểu tiếp sức.

+ Hình thức thứ nhất, tạo hai đội chơi hoàn thành lên tháp được vẽ trong hai bảng phụ treo trên bảng. Luật chơi: Hai đội chơi đứng thành 2 hàng dọc. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút, mỗi học sinh sẽ được lên điền vào một viên gạch của tháp. Lưu ý học sinh sau có thể sửa bài cho học sinh trước. Đội nào hoàn thành bảng đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.

+ Hình thức thứ hai, giáo viên chuẩn bị 4 phiếu có vẽ sẵn các tháp. Luật chơi: Khi có hiệu lệnh thời gian bắt đầu, giáo viên sẽ chiếu quy tắc và phát phiếu cho bàn đầu tiên của các dãy. Mỗi bàn được ghi số vào một viên gạch. Sau đó chuyền phiếu xuống bàn tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi hoàn thành tháp hoặc hết giờ. Lưu ý bàn sau, được quyền sửa cho bàn trước nếu sai. Dãy nào hoàn thành tháp đúng và đầu tiên hoặc hết giờ mà số viên gạch đúng nhiều nhất là dãy chiến thắng.

- Tổ chức thực hiện. Với hình thức thứ nhất, giáo viên cần chuẩn bị hai tháp giống nhau nhưng số đã cho phải khác nhau nhưng mức độ khó là tương đương. Ở hình thức thứ hai, giáo viên có thể thiết kế 4 tháp cùng một nội

81

dung. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào trị chơi. Giáo viên tổng kết, cơng bố kết quả, trao thưởng cho đội chiến thắng.

Trò chơi này giúp giáo viên kiểm tra được khả năng thực hiện phép tính về phân số; đồng thời phát huy được tinh thần đồng đội cho học sinh. Từ kết quả này, giáo viên dẫn vào các quy tắc thực hiện phép tính về phân số với tử và mẫu là các số nguyên trên nền kiến thức đã được học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

2.3.1.3. Trò chơi “Xếp hàng số”.

Trò chơi “Xếp hàng số” được sử dụng trong bài so sánh phân số với mục đích kiểm tra kiến thức đã được học về so sánh hai phân số ở Tiểu học.

- Nội dung: Giáo viên thiết kế sẵn các thẻ, trên mỗi thẻ có ghi một phân số. Theo các bộ từ những phân số cùng mẫu đến những phân số không cùng mẫu nhưng số đơn giản hoặc rút gọn là về cùng mẫu.

- Tổ chức thực hiện: Giáo viên có thể chia lớp thành các đội nhỏ từ 5 đến 7 người 1 đội. Mỗi đội sẽ nhận được 1 bộ thẻ, mỗi thẻ ghi 1 phân số. Mỗi bạn trong nhóm sẽ được gắn 1 thẻ tương ứng với 1 số. Trong thời gian 2 đến 3 phút, các nhóm sẽ phải sắp xếp theo thứ tự tự lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn tùy theo yêu cầu của giáo viên. Đội nào xếp đúng đội hình và nhanh nhất là đội chiến thắng.

- Trị chơi này giúp khơng khí lớp học được vui nhộn đồng thời học sinh được ôn tập kiến thức về so sánh các phân số đã được học ở lớp dưới. Lưu ý việc thiết kế các bộ thẻ ưu tiên cho các phân số cùng mẫu hoặc các phân số dạng đơn giản dễ sắp xếp.

2.3.1.4. Các trò chơi trên nền tảng trực tuyến.

- Hiện tại, do tình hình dịch bệnh nên giáo viên đang phải dạy học trực tuyến. Các ứng dụng game học tập trực tuyến khá đa dạng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người dạy và người học. Một số nền tảng game trực tuyến có thể ứng dụng trong dạy học được sử dụng phổ biến như Quizizz, Kahoot,

82

blooket,… Các nền tảng này cho phép người dạy soạn các câu hỏi kiểm tra, đồng thời chọn hình thức cho học sinh tham gia trả lời câu hỏi dưới dạng thi đấu. Việc sử dụng các ứng dụng này để tổ chức HĐKĐ cho học sinh cũng trở nên vô cùng hiệu quả trong các giờ dạy trực tuyến hiện nay.

- Việc đầu tiên, giáo viên cần làm để có thể tiến hành thiết kế và tổ chức HĐKĐ trên các ứng dụng này là tạo một tài khoản của riêng mình. Sau đó, giáo viên soạn bộ câu hỏi cần đưa ra trong HĐKĐ, cài đặt các hiệu ứng mong muốn, lựa chọn các hình thức mong muốn như thi theo lớp học. Đặc biệt trên ứng dụng Blooket có rất nhiều hình thức chơi một mình, lớp học, hoặc thi giữa hai đội với nhau dưới dạng các game như: Đường đua, tìm vàng, tiệm cà phê, hacker,….

- Tổ chức thực hiện. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi bắt cách nhấn chức năng bắt đầu cuộc chơi và gửi link hoặc code đăng nhập cho học sinh. Sau khi kết thúc phần chơi trên giao diện của giáo viên sẽ hiện lên bảng kết quả. Từ bảng kết quả này, giáo viên sẽ vinh danh học sinh hoặc đội chơi chiến thắng, đồng thời tổ chức chữa bài cho cho sinh và kết nối vào giờ học.

- Các hình thức thiết kế HĐKĐ trên các nền tảng trực tuyến vô cùng hấp dẫn với học sinh. Việc tổng hợp kết quả sau HĐKĐ với giáo viên cũng trở nên dễ dàng, đầy đủ và chính xác.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG các HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG dạy học CHỦ đề PHÂN số ở lớp 6 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)