CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. PPDH theo dự án
1.2.3. Đặc điểm dạy học theo dự án
Trong các tài liệu về dạy học theo dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạy học này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án: định hướng học sinh, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm [7].
Dựa vào ba đặc điểm đó, có thể nêu lên một số đặc điểm cơ bản rất quan trọng dưới đây của dạy học theo dự án [19]:
- Định hướng thực tiễn và nghề nghiệp: Chủ đề của các dự án học tập xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hội.
- Định hướng hứng thú người học: Người học khi tham gia được phép lựa chọn đề tài, những nội dung học tập giúp người học giải quyết được vấn đề. Từ đó người học sẽ thấy hứng thú hơn với việc học.
- Định hướng hành động: Trong q trình thực hiện dự án học tập có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện những kỹ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong DHTDA, người học cần tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. giáo viên chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp người học.
19
Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHTDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học, với giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án học tập. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các sản phẩm học tập của các nhóm được tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trường hợp, các dựa án học tập tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành.
- Có khả năng tích hợp cao: Trong DHTDA có thể thực hiện phối hợp với nhiều PPDH, nhiều hình thức dạy học khác nhau như: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trong môi trường công nghệ thông tin... Nội dung của các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều mơn học, nhiều lĩnh vực học tập khác nhau...
- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: DHTDA có thể được tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học những cũng có thể vượt ra khỏi phạm vi một lớp học. Thời gian thực hiện một dự án học tập có thể là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ của từng dự án học tập.
20
- Tạo ra môi trường học tập tương tác: Dự án học tập sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa giáo viên - người học, người học - người học, người học - xã hội… và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học.