CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. PPDH theo dự án
1.2.8. Cách đánh giá trong dạy học theo dự án
Quá trình đánh giá DHTDA cần tiến hành đánh giá nhiều góc độ khác nhau: góc độ cá nhân và góc độ tập thể, góc độ kiến thức và góc độ kỹ năng; góc độ q trình và góc độ tổng thể.
Đánh giá quá trình là loại hình đánh giá được tiến hành trong quá trình dạy và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập thơng tin phản hồi
27
về kết quả học tập của học sinh về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn.
Đánh giá quá trình trong DHTDA là đánh giá theo các giai đoạn hoạt động của học sinh để triển khai dự án học tập. Để đánh giá được hiệu quả của DHTDA trong dạy học thì trong mỗi giai đoạn hoạt động, ngoài đánh giá về thái độ của học sinh cần đánh giá sản phẩm của nhóm dự án. Để có được kết quả đánh giá một cách khách quan, tồn diện về mọi mặt thì ngồi đánh giá của giáo viên đối với học sinh thì giáo viên cần sử dụng thêm một số hình thức đánh giá như: Đánh giá chéo lẫn nhau trong nhóm và học sinh tự đánh giá.
Các giai đoạn tiến hành đánh giá: [19]
- Đánh giá việc hình thành dự án học tập: Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng như khả năng xác định mục tiêu, nội dung của dự án học tập, xác định những công việc cần thực hiện trong dự án học tập, những sản phẩm chính cần đạt được sau khi hoàn thành dự án học tập, dự kiến thời gian thực hiện dự án học tập, xác định những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án học tập... Mặt khác trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của giáo viên cũng như mức độ tự đề xuất ý tưởng của học sinh trong mỗi công việc.
- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập: Trong đó cần đánh giá: Khả năng dự kiến các công việc cần triển khai trong nhóm có chi tiết, lơgic và khả thi hay không, khả năng dự kiến các nội dung cần nghiên cứu tìm hiểu có cụ thể hay không, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm có phù hợp khơng, dự kiến thời gian hồn thành từng nội dung cơng việc, thời gian hồn thành dự án có hợp lý khơng, khả năng xác định các sản phẩm cần đạt được trong mỗi giai đoạn,
28
trong mỗi nội dung công việc, đối với mỗi cá nhân trong nhóm có phù hợp hay khơng, khả năng dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện dự án học tập... Trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của giáo viên cũng như mức độ tự đề xuất ý kiến, ý tưởng của học sinh trong mỗi công việc.
- Đánh giá việc thực hiện dự án học tập: Khi đánh giá việc thực hiện dự án học tập, chúng ta cần tiến hành đánh giá chất lượng của các sản phẩm trong việc thực hiện các cơng việc đó, đánh giá tiến độ thực hiện các cơng việc trong nhóm (đánh giá tiến độ thực hiện nội dung các phần việc do từng thành viên trong nhóm, tiến độ thực hiện nội dung các công việc cũng như tiến độ thực hiện dự án học tập của từng nhóm so với kế hoạch thực hiện đã đề ra), đánh giá khả năng, thái độ và hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong việc tự lực cũng như cộng tác với các thành viên trong nhóm để hồn thành các cơng việc được giao... Học sinh có biết đánh giá dự án học tập hay khơng (sản phẩm, cách làm việc...). Trong q trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của giáo viên cũng như mức độ tự đề xuất ý kiến của học sinh trong mỗi công việc. Đánh giá việc hình thành dự án học tập của học sinh, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập của từng nhóm và việc thực hiện dự án học tập của học sinh.
Đánh giá tổng kết là loại hình đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi giai đoạn đào tạo; cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn; là cơ sở để phân loại học sinh nhưng khơng góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập được đánh giá. Tuy nhiên, nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin, làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập tiếp theo trong tương lai, cho những lớp kế tiếp.
29
Trong đánh giá tổng kết, cùng với việc đánh giá dựa vào kết quả điểm số của các bài kiểm tra, các bài thi hết môn, chúng ta cần đánh giá chất lượng, số lượng của các sản phẩm của dự án học tập như đã đề ra trong kế hoạch thực hiện dự án học tập, đánh giá hoạt động hợp tác trong làm việc của các thành viên trong từng nhóm học tập (đánh giá việc tham gia đề xuất ý kiến của các cá nhân trong nhóm học tập, khả năng cộng tác trong công việc, trách nhiệm trong công việc, mức độ hiệu quả trong các công việc...) và đánh giá năng lực của từng thành viên trong nhóm học tập (đánh giá khả năng lập kế hoạch, khả năng hợp tác, khả năng tổ chức, khả năng giao tiếp...).