CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên tắc lựa chọn các nội dung để thiết kế dự án
Việc xác định một số nguyên tắc dưới đây trong thiết kế các dự án Toán học trong chương trình THCS cơ bản xuất phát từ bản chất của DHTDA: định hướng vào người học, định hướng thực tiễn, định hướng sản phẩm; từ bản chất của khoa học Toán học; từ các nguyên tắc dạy học mơn Tốn; từ nội dung chương trình và SGK tốn THCS.
2.1.1. Đảm bảo nội dung kiến thức bám sát chương trình
Thiết kế dự án học tập mơn Tốn do vậy trọng tâm nội dung thuộc mơn Tốn. Xuất phát từ nội dung học, giáo viên đưa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học với tinh thần chủ động và tích cực cao. Đảm bảo được nguyên tắc này tức là giáo viên đảm bảo được chính xác mục tiêu của bài dạy.
2.1.2. Nội dung dự án tạo điều kiện mở rộng kiến thức cho học sinh từ đó hình thành năng lực tự học đó hình thành năng lực tự học
Dạy học theo dự án là quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó học sinh được chủ động tham gia thực hiện các khâu của dự án học tập dưới sự tư vấn của giáo viên. Hoạt động trong dạy học theo dự án gồm các hành động, xây dựng các công việc, sự sáng tạo, tham gia thảo luận, thái độ cởi mở, trao đổi thông tin,… Thơng qua việc tìm hiểu và khám phá, học sinh sẽ tiếp thu các kĩ năng siêu nhận thức: phân tích vấn đề mới, tìm kiếm và lựa chọn thơng tin, tóm tắt, báo cáo, đi đến kết luận,… từ đó hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.
45
2.1.3. Đảm bảo tính thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với sự quan tâm và hứng thú của học sinh quan tâm và hứng thú của học sinh
Những gì xảy ra bên ngồi trường học sẽ đem lại nhiều cơ hội học tập. Nếu bắt đầu từ thực tế, chúng ta có thể đưa cuộc sống hàng ngày của học sinh vào môi trường lớp học. Cách tiếp cận này sẽ đem đến nhiều điều mới mẻ và những cơ hội học tập độc đáo, học sinh thấy được kết quả cơng việc của mình, giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống. Học sinh sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã được trang bị để hoàn thành các nhiệm vụ của dự án học tập. Từ đó, giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu bài học.
Vì vậy trong quá trình thiết kế dự án, giáo viên phải lựa chọn các nội dung kiến thức, chủ đề học tập có mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tế, giúp học sinh hiểu rõ các ứng dụng của mơn Tốn với đời sống thực tiễn.