Các thể loại báo chí được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 72 - 74)

8. Bố cục luận văn

2.2. Hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng

2.2.2 Các thể loại báo chí được sử dụng

“Thể loại là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại của các yếu tố trong một loạt các tác phẩm báo chí” [32, tr. 27]. Thể loại có thể tạo ra

một kênh giao tiếp giữa tác giả và công chúng” [19, tr. 34], cho nên sử dụng các thể loại nhƣ thế nào để có thể tạo ra đƣợc sự hấp dẫn, thu hút công chúng và đạt đƣợc hiệu quả thông tin là điều hết sức quan trọng đối với mỗi bài báo.

Với loại hình báo điện tử, xu hƣớng phát triển hiện nay là giao thoa giữa các thể loại với nhau, ranh giới giữa các thể loại đó ngày càng trở nên mờ nhạt. Trong một bài viết chúng ta có thể thấy có cả nhiều thể loại báo chí khác nhau cùng tích hợp, nên sự phân chia chỉ mang tính tƣơng đối.

Bảng 2.1 Các thể loại tác phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch trên

báo chí Hà Giang Stt Thể loại Sổ lƣợng Tỉ lệ % 1. Tin 100 25,0 2. Bài 142 35,5 3. Bài phản ánh 50 12,5 4. Phỏng vấn 5 1,25 5. Phóng sự 60 15,0 6. Bình luận 20 5,0 7. Ghi chép 14 3,5 8. Tọa đàm 9 2,25

Qua kết kết quả bảng khảo sát ở Bảng 2.1 có thể thấy vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo chí Hà Giang đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣng chủ yếu là: Bài, tin, bài phản ánh, phóng sự, bình luận, ghi chép. Các thể loại khác có đƣợc sử dụng nhƣng khơng nhiều. Cụ thể: Bài có: 142 tác phẩm; Tin có 100 tác phẩm; Phóng sự có 60 tác phẩm; Bài phản

ánh có 50 tác phẩm; Bình luận có 20 tác phẩm; Ghi chép có 14 tác phẩm; Tọa đàm có 9 tác phẩm và Phỏng vấn chỉ có 6 tác phẩm.

So với tất cả các thể loại khác, Tin, Bài phản ánh là thể loại phổ biến

nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới [20, tr. 68]. Với thế mạnh của phƣơng thức thông tin này, khách du lịch sẽ nắm bắt một cách nhanh nhạy các sự kiện du lịch của tỉnh Hà Giang trên báo chí. Qua q trình khảo sát, thống kê chúng tôi nhận thấy báo in và báo điện tử Hà Giang sử dụng thể loại tin nhiều nhất chiếm 2/3 số lƣợng tác phẩm để tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo chí Hà Giang: “Ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động hội nhập” [Báo in Hà Giang, ngày 1/1/2017] ; “3 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận chỉ

dẫn địa lí mật ong Bạc hà Mèo Vạc” [Báo in Hà Giang, ngày 23/3/2017];

“Hơn 15.000 lượt khách tham dự lễ hội “chợ tình” Khâu Vai” [Báo điện tử Hà Giang, ngày 25/4/2017]; “Phong Quang, mùa dứa “nóng” [Báo điện tử Hà Giang, ngày 1/8/2017]; “Người dân huyện đồng văn tích cực tu sửa, làm

nhà lưu trú phục vụ du khách” [Báo điện tử Hà Giang, ngày 28/10/2017].

Các thể loại tài liệu – nghệ thuật, những bài xã luận, chuyên luận còn xuất hiện ít. Trong khi viết về chủ đề du lịch thì thể loại phóng sự và các thể kí đƣợc cho là có sức lan tỏa mạnh đối với cơng chúng báo chí thì lại xuất hiện với tần xuất thấp trên báo in, báo điện tử và Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.

Khác biệt với báo in và báo mạng điện tử Đài PT-TH Hà Giang thì các bài viết chiếm đa phần thời lƣợng chuyên đề, trong đó thể loại phóng sự đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm 34/60 tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)