Tuyên truyền, quảng bá chủ trương, chính sách về phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 50 - 54)

8. Bố cục luận văn

2.1. Nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng

2.1.1. Tuyên truyền, quảng bá chủ trương, chính sách về phát triển du lịch

Là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhất là kể từ năm 2010 khi UNESCO công nhận Công nguyên đá Đồng Văn là Công viên địa chất tồn cầu Hà Giang khơng chỉ thu hút khách du lịch trong nƣớc mà du khách nƣớc ngoài biết và đến Hà Giang rất nhiều (Năm 2017, Hà Giang đón đƣợc

địa đạt 853.964 lƣợt, khách quốc tế đạt gần 170.000 lƣợt, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 1.000 tỷ đồng); năm 2017 theo Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ Hà Giang đƣợc chọn là Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn. Điều đó đã khẳng định du lịch có tầm quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh. Xác định rõ tầm quan trọng đó, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ln quan tâm và tạo điều kiện để ngành dịch vụ du lịch phát triển. Nghị Quyết HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII (giai đoạn 2016-2020) đã xác định: “Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản đạt 28,6%; công nghiệp và xây dựng 24,7%; dịch vụ 42,1%; tốc độ tăng trƣởng GDP 8,0%....” [45, tr.3]. Với việc xây dựng cơ cấu kinh tế nhƣ vậy, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã xác định 8 chƣơng trình phát triển KT-XH, trong đó có “Hà Giang cần khai thác để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”:

“10 tháng đầu năm 2017, tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị nên tình hình KT-XH tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.229 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 439,6 triệu USD. Hà Giang đã thu hút trên 783.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên 699,7 tỷ đồng” [Báo điện tử Hà Giang,

ngày 14/11/2017]. Cùng theo bài viết này nhận định: Kết quả đạt đƣợc của ngành du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế, tỷ trọng ngành du lịch chỉ chiếm 6,05% GDP tỉnh; các chính sách cơ chế khuyến kích đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn; đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp, chất lƣợng dịch vụ du lịch chƣa đƣợc cao; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lƣợng chƣa đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp... đây cũng là những hạn chế trong ngành du lịch mà báo chí đã phản ánh, nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơng ty, đơn vị kinh doanh du lịch phát huy đƣợc thế mạnh của

mình, khắc phục đƣợc những khó khăn để vƣơn lên. Bởi, trong nền kinh tế thị trƣờng và trong thời đại bùng nổ truyền thông đại chúng nhƣ hiện nay, nếu khơng chỉ lấy chất lƣợng và uy tín làm thƣớc đo thì nguy cơ tụt hậu, nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh là điều khơng tránh khỏi. Vì vậy, để du lịch phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh Hà Giang điều cần thiết lúc này là có định hƣớng, chủ trƣơng và chính sách cụ thể - một cú hích cho du lịch... Bài “Hành

trình một năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang” nêu rõ: “.... Mục tiêu chung là quy hoạch phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020 trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Đơng Bắc, có cơ sở vật chất du lịch đạt tiêu chuẩn cao, sản phẩm du lịch độc đáo, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đến năm 2030, Hà Giang là trung tâm du lịch của miền Bắc” [Báo in Hà Giang, ngày 28/1/2018].

Việc phát triển du lịch không chỉ dựa vào những cá nhân đơn lẻ, phát triển theo kiểu “mạnh ai ngƣời ấy làm”, muốn phát triển theo hƣớng bền vững cần phải có chủ trƣơng, chính sách đồng bộ và có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn.

Ở một khía cạnh khác, đó là khi có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn thì nguồn vốn sẽ đƣợc cân đối để đầu tƣ cho phát triển du lịch cũng theo đó mà phát huy tác dụng, tránh việc đầu tƣ dàn trải, nơi thừa, nơi thiếu mà hiệu quả đầu tƣ lại khơng cao. Vì vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang là việc làm cần thiết để phát triển tiềm năng, lợi thế của mình, huy động đƣợc sức mạnh và sự liên kết giữa các cấp, các ngành cũng nhƣ sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ vốn của tỉnh, trung ƣơng và các thành phần kinh tế khác trong mấy năm trở đây cơ sở hạ tầng của ngành du lịch Hà Giang có bƣớc phát triển mạnh, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng tại đây, trong đó có thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn.

Bài phản ánh “Hà Giang - điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư” và “Hà Giang đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cao nguyên đá Đồng Văn” chỉ rõ: “Tính từ năm 2004 đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh ta có 57 tổ chức

Phi Chính phủ nước ngồi như Plan, Caritas/Thụy Sỹ, AAV, Vision Care/Hàn Quốc, FFI, Tổ chức trẻ em Rồng xanh... triển khai 98 chương trình, dự án với tổng số tiền giải ngân trên 19 triệu USD ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển KT-XH, tài ngun mơi trường, văn hóa, xây dựng năng lực tổ chức và hỗ trợ tư pháp. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh ta cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 51 dự án trong nước, với tổng số vốn trên 4 nghìn tỷ đồng; trong đó, có 3 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 102 tỷ đồng.” [Báo

điện tử Hà Giang, ngày 23/10/2017]; “UBND tỉnh Hà Giang vừa chấp thuận

chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp Green Sun tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Toạ lạc trên khu đất có diện tích 25ha, dự án gồm 30 căn biệt thự 3 tầng với tổng diện tích xây dựng của tồn khu là 36.000m2, cơng viên vui chơi giải trí với diện tích 1.500m2, sân tennis có diện tích 800m2, bể bơi, khu trung tâm thương mại 3 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 7.200m2 và các hạng mục phụ trợ khác. Green Sun có thể sẽ trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp hiếm hoi ở vùng cực Bắc của Tổ quốc, nơi có cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO xếp hạng là Cơng viên địa chất tồn cầu, Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích Nhà Vương và Cột cờ Lũng Cú. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Hà Giang khuyến khích người dân trồng hoa tam giác mạch để thu hút du khách vào dịp cuối năm.” [Báo điện tử Hà Giang, ngày 28/11/2017].

Sở dĩ Đồng Văn nhận đƣợc đầu tƣ lớn từ phía ngân sách cũng nhƣ thu hút đƣợc nhiều dự án đó là do Đồng Văn đƣợc phê duyệt với mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ mơi trƣờng; bảo đảm an ninh quốc phịng và quốc gia.

Nhƣ vậy, báo chí Hà Giang đã bám sát chủ trƣơng của tỉnh về định hƣớng phát triển du lịch. thơng qua đó đã có nhiều bài viết phân tích, nhận định và đánh giá đúng đắn của các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh, tuyên truyền và quảng bá đến mọi tầng lớp nhân hiểu và thực hiện chủ trƣơng đó. Thơng qua các bài viết của mình báo chí đã góp phần tun truyền, quảng bá du lịch phát triển theo đúng định hƣớng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)