Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 85 - 90)

8. Bố cục luận văn

2.4. Những thành công, hạn chế

2.4.2. Những hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng thì báo chí Hà Giang cũng cịn khơng ít hạn chế, đó là cơng tác tuyên truyền cho chủ đề về du lịch chƣa thực sự năng động, chủ động, nhiều thơng tin “lễ tân”, chƣa có chiến lƣợc tun truyền cụ thể trong từng giai đoạn mà chủ yếu tập trung tuyên truyền theo sự kiện, có khi trong một ngày lại có rất nhiều tin, bài, chƣơng trình có rất nhiều bài viết về du lịch nhƣng cũng có những chƣơng trình, số báo báo, tạp chí khơng có tin bài nào về chủ đề du lịch. Nhƣ vậy là tính cân đối trong thơng tin chƣa đạt yêu cầu và thiếu tính bền vững.

Về nội dung tuyên truyền chƣa sâu, mới chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, vì vậy chƣa tạo nên dấu ấn của bài viết, chƣa kích thích đƣợc sự tị mị đam mê khám phá của du khách điều này cũng đồng nghĩa với việc báo chí chƣa lôi cuốn đƣợc công chúng.

Các chuyên đề, chuyên mục trên sóng Đài PT-TH Hà Giang chƣa có nhiều thông tin hấp dẫn mới lạ, nhiều chuyên đề, chun mục cịn phát lại gây tâm lí nhàm chán đối với bạn xem truyền hình.

Trang thiết bị đầu tƣ cho phóng viên tác nghiệp thiếu đồng bộ, Báo Hà Giang đa phần phóng viên tự trang bị máy ảnh cho mình, vì vậy chất lƣợng ảnh rất khác nhau đối với cùng một tờ báo. Đài PT-TH Hà Giang nhiều máy quay phim, bộ dựng cũng không đồng bộ đã làm ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng hình ảnh.

Nguồn kinh phí đầu tƣ cho cơng tác tuyên truyền còn hạn chế đã dẫn đến chất và hiệu thông tin chƣa cao, chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Nhân tố quyết định trong quy trình sáng tạo ra các tác phẩm báo chí đó là những phóng viên thì hiện nay cả Báo Hà Giang, Tạp chí Văn Nghệ Hà Giang, Đài PT-TH Hà Giang đều vừa thừa, vừa thiếu. Thiếu ở đây là thiếu ở đây là thiếu những phóng viên có tài, nhiệt tình trong cơng tác, khơng vì lợi ích cá nhân chi phối. Thừa những phóng viên bằng lịng với một vài bài báo của mình, tự mãn, tự kiêu, thiếu chí tiến thủ, cầu thị, nhiều phóng viên khơng có trình độ chun mơn nghiệp vụ về báo chí, làm báo chí theo kiểu tay ngang, kinh nghiệm. Trong khi đó cơng tác đào tạo bồi dƣỡng chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, việc tổng kết rút kinh nghiệm trong cơ quan báo còn nhiều bất cập. Các cơ quan báo chí Hà Giang chƣa có những phóng viên chuyên nghiệp viết về lĩnh vực đƣợc phụ trách, đa phần đƣợc lãnh đạo phân công phụ trách thông qua q trình làm việc.

Một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch nhƣ Hà Giang thì việc tun truyền phát triển du lịch địi hỏi phải có đội ngũ phóng viên chuyên sâu về lĩnh vực phụ trách, có kiến thức sâu rộng. Trong khi đó trên lĩnh vực viết về du lịch về phía báo Hà Giang, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang ngồi phóng viên chính của báo cịn có các cộng tác viên là những ngƣời làm việc ngành Văn hóa –Thể thao và Du lịch, tuy nhiên với đội ngũ phóng viên nhƣ hiện nay thì việc một số báo có tin bài về chủ đề du lịch là rất khó khăn, chứ chƣa nói đến cần một chất lƣợng tốt trong các tin bài đó.

Khác với Báo Hà Giang, chuyên mục “du lịch Hà Giang điểm hẹn nơi Cực Bắc” nhận đƣợc sự cộng tác rất ít, chủ yếu là phóng viên trong cơ quan. Khác với báo in, báo điện tử, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang để cộng tác đƣợc một chuyên mục hoặc một bài trong chuyên mục của truyền hình thì cộng tác viên phải đầu tƣ rất lớn, lớn cả về thời gian và cả về chi phí. Chính vì vậy mà

cộng tác viên khơng mặn mà hoặc đơn giản là cộng tác trong chƣơng trình Thời sự.

Ở Đài PT-TH Hà Giang hiện nay chuyên mục “du lịch Hà Giang điểm hẹn nơi Cực Bắc” do một số phóng viên phụ trách. Chính vì ít phóng viên phụ trách nên việc đi cơ sở viết tin bài gặp nhiều khó khăn. Các tin, bài khai thác khơng có chiều sâu, điều này cũng phần nào nói lên chất lƣợng và sự phong phú của thơng tin đƣợc phản ánh trên sóng của đài chƣa hấp dẫn cơng chúng.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự trùng lặp về nội dung thông tin hiện nay là khá lớn, nhất là trên sóng truyền hình, các chuyên mục đƣợc phát đi phát lại nhiều lần đã tạo cảm giác nhàm chán đối với khán giả. Hiện tƣợng lời bình dân tràn trải, rƣờm rà, nặng về diễn giải, thiếu chắt lọc chi tiết, cách thể hiện lời bình trong tác phẩm đơi khi thiếu uyển chuyển đã làm giảm đi nhiều sự hấp dẫn vốn có của chƣơng trình truyền hình.

Sự đổi mới thƣờng bắt đầu từ nguồn nhân lực, theo tác giả luận văn thì cần phải củng cố lại đội ngũ những ngƣời làm công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, đi liền với đó là kế hoạch bồi dƣỡng về kiến thức cơ bản về du lịch cho họ. Cần có chế độ ƣu đãi cho những phóng viên viết về mảng đề tài này bởi đặc thù của cơng việc này là phóng viên phải đi theo các tour, tuyến du lịch cùng với du khách mới có điều kiện thâm nhập vào thực tế để cho ra những sản phẩm báo chí hay và hấp dẫn.

Đội ngũ những ngƣời làm báo của Hà Giang hiện nay vừa thiếu, vừa khơng thiếu đồng đều, trình độ và năng lực của phóng viên, biên tập viên lại có tác phong làm việc thiếu nghiêm túc, dễ dãi trong quá trình khai thác tƣ liệu, do đó khi sáng tạo tác phẩm nội dung thiếu sâu sắc, thƣờng rời vào tình trạng thụ động, chƣa đa dạng trong cách viết cũng nhƣ trong phƣơng thức

diễn đạt, dẫn đến tình trạng dập khn, máy móc, đi theo lối mịn, thiếu sáng tạo.

Hiện nay Báo Hà Giang có 5 phóng viên theo dõi mảng VH-XH; Đài PT-TH Hà Giang có 6 phóng viên thuộc phịng Thời sự theo dõi mảng VH và kiêm nhiệm luôn đề tài du lịch. Phụ trách chuyên mục có liên quan đến du lịch có 2 phóng viên liên quan đến du lịch thì thuộc phịng chun đề. Vì vậy, việc bám sát cơ sở gặp nhiều khó khăn, đa số phóng viên mới chỉ cố gắng thực hiện đủ chỉ tiêu, số lƣợng mà ban biên tập giao. Nhiều bài viết chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, chƣa có điều kiện đi sâu vào khai thác những vấn đề cốt lõi, đƣa ra những giải pháp, cách thức khắc phục mà ngành du lịch đang gặp phải.

Ngoài ra, nguyên nhân của những hạn chế đó là cơng tác tun truyền về phát triển du lịch chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành có liên quan; kinh phí đầu tƣ cho lĩnh vực tuyên truyền còn rất hạn chế, chƣa huy động đƣợc các doanh nghiệp tham gia; trình độ năng lực của đội ngũ những ngƣời làm báo - những ngƣời phụ trách về lĩnh vực du lịch chƣa đat so với yêu cầu; nhuận bút thấp và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của anh chị em làm báo; chƣa tổ chức đƣợc các giải báo chí với chủ đề viết về du lịch; nội dung thông tin về chủ đề du lịch chƣa hấp dẫn công chúng, chƣa lồng ghép du lịch với các chƣơng trình khác; phạm vi phát hành của Báo Hà Giang, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang và diện phủ sóng của Đài PT-TH Hà Giang nhƣ hiện nay thì việc tiếp cận cơng chúng ngồi tỉnh và cơng chúng nƣớc ngồi gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết chương 2:

Nhƣ vậy, ở chƣơng 2 của luận văn tác giả đã đƣa ra thực trạng về nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng của báo chí Hà Giang trong thời gian qua; đồng thời, tập trung phân tích sự đánh giá của công chúng trong việc tếp cận nguồn tin cũng nhƣ chất lƣợng chƣơng trình các chuyên đề, chuyên mục của Báo Hà Giang, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang, Đài PT-TH Hà Giang. Qua đó, nhận thấy nổi lên thực trạng đó là: thơng tin báo chí Hà Giang chƣa tiếp cận đƣợc với công chúng thủ đô Hà Nội, đối với công chúng trong tỉnh thì rất nhiều ngƣời chƣa từng đọc chuyên trang của Báo Hà Giang, chƣa từng xem chuyên mục của Đài PT-TH Hà Giang còn chiếm tỉ lệ cao. Điều này lí giải tại sao báo chí Hà Giang vẫn cịn nhiều hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng – một ngành kinh tế “khơng khói” mà tỉnh Hà Giang đang quan tâm.

Cũng ở chƣơng 2 này, tác giả luận văn đã nêu lên những ƣu điểm và hạn chế, yếu kém, từ đó giúp các cơ quan báo chí trong tỉnh có những định hƣớng đúng đắn trong việc tập trung đổi mới, nâng cao chất lƣợng cả về nội dung và hình tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng bạn đọc, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang giàu tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập hiện nay.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN,

QUẢNG BÁ PHÁT VỀ TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)