Tuyên truyền, quảng bá về chuyển dịch cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 54 - 58)

8. Bố cục luận văn

2.1. Nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng

2.1.2. Tuyên truyền, quảng bá về chuyển dịch cơ cấu ngành

Để thực hiện chủ trƣơng của tỉnh Hà Giang về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng trong tình hình mới, nâng cao vai trị, trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Báo Hà Giang, Tạp chí văn nghệ Hà Giang, Đài PT-TH Hà Giang đã phổ biến đến toàn thể cán bộ, những ngƣời làm báo về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về mảng đề tài du lịch tỉnh. Qua đó, xác định đúng tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển KT-XH của địa phƣơng, xác định dịch vụ - du lịch là bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh. Bài viết “Du

lịch vì sự phát triển bền vững” nhấn mạnh: “Du lịch là ngành kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề và đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch” [Báo in Hà Giang, ngày 24/9/2017].

Nhìn vào biểu đồ 2.2 chúng ta có thể thấy năm 2016 ngành Nông - Lâm – Thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất 37,43%, Thƣơng mại và dịch vụ đứng thứ 2 (chiếm 36,4%), ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 26,17% bƣớc sang năm 2017 cơ cấu tỉ lệ % giữa các ngành có sự thay đổi: Thƣơng mại và Dịch vụ chiếm 44,5% tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trƣớc; ngành Nông – Lâm – Thủy sản giảm 5,33% so với năm 2016; ngành Công nghiệp – Xây dựng cũng giảm 2,77% so với năm 2016. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng sự phát triển của

ngành Thƣơng mại và dịch vụ đang phát triển theo đúng hƣớng mục tiêu phát triển mà Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã đƣa ra trong Chiến lƣợc mục tiêu phát triển kinh tế Hà Giang năm 2017. Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành còn cho thấy Thƣơng mại và Dịch vụ đƣợc coi là thế mạnh phát triển trong cơ cấu ngành của tỉnh, kết quả này hứa hẹn nhiều kết quả khả quan trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu ngành tỉnh Hà Giang năm 2016-2017 Nguồn: Cục thống thê Hà Giang

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành du lịch, thể hiện ở việc ngƣời lao động tham gia ngày càng đông vào chuỗi các dịch vụ kinh doanh du lịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc luận chuyển lao động từ các ngành khác đến với ngành kinh doanh, phục vụ du lịch. Và ngay trong ngành của mình nhƣ: nơng nghiệp, ngƣ nghiệp thì khâu sản xuất hàng hóa theo hƣớng phục vụ du lịch cũng đang đƣợc chính quyền cơ sở quan tâm. Là một địa phƣơng có lợi thế trong phát triển du lịch, cũng nhƣ trong sản xuất các mặt hàng, các sản phẩm phục vụ cho du lịch cũng đang đƣợc chính quyền cơ sở quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2010-2015) xác định: Chú trọng xây dựng nền Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản bền vững, chất lƣợng cao theo hƣớng phục vụ phát

triển du lịch và bảo vệ mơi trƣờng. Trong đó, khuyến khích ngƣời dân phát triển trồng trọt và chăn nuôi tùy thuộc vào lợi thế của mỗi vùng địa phƣơng: Cam sành Hà Giang, Mật ong Bạc hà Mèo Vạc, Hồng không hạt huyện Quản Bạ.

Trong bài viết “Hà Giang cần lấy phát triển kinh tế lâm nghiệp làm

trọng tâm để thực hiện tái cơ cấu” nhận định: “Về định hướng tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Hà Giang cần chú trọng đến cây, con đặc sản, không chạy theo số lượng, sản lượng và tập trung hướng phát triển hữu cơ. Bộ trưởng đánh giá cao định hướng của tỉnh Hà Giang về việc tập trung nguồn lực phát triển 3 cây và 2 con (cây cam, chè, dược liệu và trâu bò, ong). Qua hơn 1 năm triển khai, sản lượng chè búp tươi đạt 65,52 ngàn tấn; sản lượng cam đạt 33,26 ngàn tấn; sản phẩm chăn nuôi đạt 38,77 ngàn tấn…; tuy nhiên cần phát triển sâu gắn với chế biến để đa dạng hóa sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng và việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại… Ngồi ra, tỉnh Hà Giang cũng cần rà sốt và mở rộng đến mức cho phép cây cam để có thể xây dựng nhà máy chế biến; đối với cây chè và dược liệu cần rà soát giống, kỹ thuật làm theo hướng hữu cơ; gắn sản phẩm vào các lễ hội; nghiên cứu, tính tốn để phát triển đa dạng thêm các loại rau, hoa, quả” [Báo điện tử Hà Giang, ngày 10/7/2017]

Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá sản xuất các sản phẩm Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp phục vụ du lịch, báo chí cịn có những bài viết phân tích những khó khăn trong q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tiêu biểu có bài “Hà Giang quyết tâm đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế” có bàn về: “chuyển dịch cơ cấu lao động: góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo”, ngồi những kết quả đạt đƣợc, tác giả bài báo đã phân tích những khó khăn lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn đó là: “Do phần lớn ngành

chuyển dịch cơ cấu lao động một cách căn cơ, bền vững ở các huyện, các xã đòi hỏi cần nhiều nguồn hỗ trợ cho người lao động chuyển đổi ngành nghề để lao động nông thôn “ly nông nhưng không ly hương ”[Báo in Hà Giang, ngày

11/10/2017].

Cùng với tăng thu nhập xã hội và ngân sách, du lịch phát triển đã giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động trong nhành du lịch trong tổng số gần 3 nghìn lao động đang làm việc cho ngành dịch vụ; góp phần tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ; đồng thời, tạo lập đƣợc thƣơng hiệu du lịch tỉnh Hà Giang đối với du khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

Tuy nhiên, qua khảo sát về tình hình du lịch địa phƣơng trên Báo Hà Giang, Đài PT-TH Hà Giang tác giả luận văn nhận thấy lƣợng tin bài về vai trò của du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn hạn chế, thiếu những bài báo phân tích chỉ ra những mặt trái của việc chuyển dịch lao động từ lao động nông thôn ra thành thị và tham gia vào dịch vụ du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, liên xã và xã hội hóa cao. Du lịch phát triển đồng nghĩa với việc tạo điều kiện các ngành khác cùng tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch, các ngành tham gia là nông nghiệp, vận tải khách, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nƣớc..... Du lịch đã góp phần quan trọng đối với kinh tế địa bàn, đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh ngày càng tăng: Du lịch đã mang lại thu nhập cho các ngành khác cùng đóng góp vào ngân sách; Du lịch thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh tập trung vào Nơng - Lâm – Thủy sản đang có xu hƣớng chuyển dịch sang dịch vụ Thƣơng mại – Dịch vụ thông qua việc phân bổ lại công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng địa phƣơng thông qua du lịch; Phát triển du lịch từ khâu chuẩn bị đầu tƣ xây dựng đến khi có hoạt động du lịch diễn ra sẽ tạo thêm

nhiều khả năng, cơ hội việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng nhƣ: mở hàng quán phục vụ khách hàng, các công việc trong cơ sở kinh doanh du lịch, xây dựng hay tham gia vào các cơng đoạn xây dựng cơng trình, tham gia vào vận chuyển du khách.... Nhờ phát triển du lịch mà cộng đồng dân cƣ tại một số khu vực đã tham gia cung cấp sản phẩm du lịch cho khách hàng, nhờ đó mà đem lại nguồn thu đáng kể cho từng hộ gia đình. Nhƣ vậy, sự phát triển của các ngành du lịch du lịch Hà Giang đã làm thay đổi cơ cấu, đóng góp vào sự tăng trƣờng của tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều công việc và thu hút lao động từ các ngành khác tham gia, cũng nhƣ tạo thêm nhiều công việc của các ngành khác do họ đã tham gia vào chuỗi dịch vụ có liên quan đến du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)