Những thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 79 - 85)

8. Bố cục luận văn

2.4. Những thành công, hạn chế

2.4.1. Những thành công

2.4.1.1. Về nội dung

- Thơng tin của báo chí về du lịch đã góp phần vào sự tăng trưởng KT- XH của tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, du lịch Hà Giang đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, các hoạt động liên kết trên lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc thực hiện bài bản, chuyên nghiệp hơn, trong đó phải kể đến vai trị của báo chí trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch địa phƣơng.

Chủ trƣơng đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển dịch vụ có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trƣờng. Theo báo cáo của phòng du lịch của sở văn hóa thể thao và du lịch kết quả của năm 2017 tỉnh Hà Giang đã thu hút trên 1 triệu lƣợt du khách, trong đó khách quốc tế là 169.689 lƣợt ngƣời, tăng 20% so với năm 2016; tổng doanh thu từ du lịch năm 2017 đạt 913,6 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2016. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, trên địa bàn Hà Giang đã có 239 cơ sở lƣu trú, trong đó có 01 khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao, 44 khách sạn 1 sao, 137 nhà nghỉ phục vụ du khách, 37 dịch vụ homestay phục vụ dịch vụ nhà nghỉ đối với khách nƣớc ngoài, tăng 56 cơ sở so với năm 2016.

Kết quả đó có đƣợc là nhờ sự đóng góp khơng nhỏ của các cơ quan báo chí tỉnh Hà Giang trong việc định hƣớng, tuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động trong lĩnh vực này, từ đó làm thay đổi nhận thức về phát triển ngành du lịch tới mọi tầng lớp nhân dân, góp phần huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào khai thác, phát triển tiềm năng du lịch của địa phƣơng. Các cơ quan báo chí đã khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng, tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh kết cấu các chuyên trang, chuyên mục về du lịch một

cách khoa học và hợp lý; mở rộng diện phủ sóng, đổi mới cơng tác phát hành, nhằm đảm bảo thông tin thông suốt đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Tuyên truyền cho các hoạt động này, báo chí Hà Giang đã có hàng hoặc tác tác phẩm góp sức cùng với ngành du lịch, tạo ra một bức tranh đầy màu sắc về các ngành nghề dịch vụ và đặc thù trên địa bàn của tỉnh.... Đã quảng bá một hình ảnh Hà Giang với các địa danh, lễ hội, làng truyền thống đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng hịa nhập với xu hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc.

- Thơng tin của báo chí góp phần làm cho các loại hình du lịch ngày càng được mở rộng và thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia

Với vị thế nằm trong không gian du lịch của miền núi Việt Bắc – một miền đất giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và các di tích lịch sử văn hố có giá trị – Hà Giang có 274km đƣờng biên giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có cửa khẩu Thanh Thuỷ và 4 cặp cửa khẩu tiểu ngạch; khí hậu Hà Giang nhìn chung nằm trong vùng khí hậu ơn đới, quanh năm mát mẻ, khơng khí trong lành; điều kiện địa chất và địa hình chia cắt mạnh nên tạo cho Hà Giang nhiều sơng suối trong đó có nhiều suối nƣớc nóng trữ lƣợng lớn với hàm lƣợng khống chất cao rất tốt cho sức khoẻ; nhiều thắng cảnh hùng vĩ, ngoạn mục nhƣ đỉnh Tây Côn Lĩnh, thác Thúy, thác Bay, Núi Đôi Quản Bạ, cổng trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pì Lèng… cùng nhiều hang động với nhiều hình khối, đƣờng nét kỳ lạ, khêu gợi trí tị mị; nhiều ghềnh thác, hang động đẹp… hấp dẫn du khách; rừng tự nhiên của Hà Giang có nhiều nhóm động thực vật phong phú đa dạng. Các loại động vật quý hiếm nhƣ Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đi lợn, Voọc mũi hếch, Sóc bay sao, Hƣơu sao... Đây là những loài động vật đƣa vào sách đỏ Việt Nam năm 2000 và danh sách các loài cần đƣợc bảo vệ. Bên cạnh đó, thảm thực vật rừng Hà Giang có nhiều lồi nhƣ: Ngũ gia bì hƣơng, Thù du, Thơng thảo, Mã đậu linh

Quảng Tây, Chu sa liên, Thổ tế tân, Bách vàng, Thơng Pà Cị (Thơng Quảng Đôn, Thiết sam Đông Bắc...). Đây là những loài thực vật đã đƣợc đƣa vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm. Phong cảnh hoang sơ của núi rừng Hà Giang hấp dẫn du khách vào các hoạt động du lịch thể thao.

Với 22 tộc ngƣời cƣ trú, có những dân tộc ít ngƣời chỉ ở Hà Giang mới có hoặc có nhiều hơn các tỉnh khác nhƣ dân tộc Pà Thẻn, Lơ Lơ, La Chí, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá… Mỗi dân tộc dù ít hay nhiều ngƣời đều có nét văn hố truyền thống hết sức độc đáo, vừa có bản sắc riêng nhƣng lại có cái chung của cộng đồng các dân tộc đó là tính thuần phác, thật thà. Hà Giang là mảnh đất có truyền thống văn hố lâu đời, nơi giao thoa và cũng là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hoá các dân tộc anh em để tạo nên sắc thái văn hoá riêng của Hà Giang – một bộ phận cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam đa dạng mà thống nhất.

Mỗi lễ hội phản ánh khó rõ nét, truyền thống cũng nhƣ phong tục tập quán đặc sắc. Hiện nay Hà Giang có trên 20 lễ hội đƣợc tổ chức thƣờng niên thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc, tiêu biểu là: Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Tuần văn hóa Lễ hội Chợ tình Khau Vai, Lễ hội Nhảy lửa của ngƣời Pà Thẻn, Lễ Cấp sắc của ngƣời Dao, Lễ hội Gầu Tào của ngời Mông, Lễ hội Lồng tông của ngƣời Tày, Lễ hội khèn Mông, Lễ hội Đền, Lễ hội đƣờng phố, các lễ hội chọi trâu, chọi dê, chọi bò, đấu ngựa, đua thuyền, đua mảng... Mỗi lễ hội đều có bản sắc riêng gắn với tơn giáo, tín ngƣỡng của cƣ dân bản địa.

Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch luôn đƣợc các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm chú trọng bằng cách thƣờng xuyên tham gia các hội, triển lãm, hội thảo. Thơng qua đó đã tun truyền quảng bá, kêu gọi đầu tƣ, tranh

thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách, góp phần đƣa du lịch của tỉnh cùng với du lịch của cả nƣớc nhanh chóng hội nhập và phát triển một cách bền vững.

Báo chí trong tỉnh cũng góp phần, tập trung phân tích, đánh giá về tính hiệu quả của các loại hình du lịch, từ đó tuyên truyền nhân rộng những mơ hình làm ăn có hiệu quả, tiếp thêm sức mạnh để ngƣời dân khai thác tối đa lợi thế về du lịch. Nhiều mơ hình kinh doanh, sản xuất các loại hình du lịch, dịch vụ mới đã thu hút một lƣợng lao động lớn tham gia.

2.4.1.2. Về hình thức

Báo Hà Giang và Tạp chí văn nghệ Hà Giang đƣợc độc giả đánh giá tƣơng đối phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay. Báo Hà Giang đƣợc xuất bản từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần; Tạp chí văn nghệ Hà Giang mỗi tháng xuất bản 1 số. Nhìn chung, cả hai tờ báo trên đều có các trang báo đƣợc phân bố khá hợp lí, khoa học, việc bố trí các cột, mục tin bài hài hịa, tạo đƣợc sự cân đối giữa các trang báo. Thơng qua trình bày các tít có cỡ chữ lớn, các ảnh đƣợc phóng to, cũng nhƣ việc thƣờng xuyên sử dụng các box, sapo đã tạo đƣợc cách thiết kế gây ấn tƣợng, gây đƣợc sự chú ý cho độc giả.

Về tổng thể, Báo Hà Giang có 4 trang và đƣợc in 2 màu, riêng Báo Hà Giang cuối tháng và số báo đặc biệt in 4 màu. Trang 1 dùng để đăng những sự kiện quan trọng trong nƣớc, trong tỉnh; trình bày các tit và giới thiệu nội dung các bài “đỉnh” bên trong; trang 2 và trang 3 và 4 là diện tích dùng để đăng tải các thơng tin thời sự trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao...tại địa phƣơng. Thông tin du lịch thƣờng đƣợc duy trì ở trang 3 và trang 4 báo in Hà Giang hằng ngày. Đây là chuyên trang chính để tuyên truyền phát triển du lịch. Phần lớn diện tích đƣợc dùng để đăng tải những phóng sự, phỏng vấn, bài viết, phỏng vấn có dung lƣợng khoảng 800 – 1.000 chữ giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các cơng trình văn hóa nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Ngồi ra, cịn xem kẽ các chùm tin ngắn, tin vắn, các

bài viết đề cập đến tình hình phát triển du lịch trong tỉnh nhằm cung cấp thông tin du lịch của tỉnh Hà Giang đến với bạn đọc ngày một đa dạng và phong phú hơn.

Báo Hà Giang điện tử có 24 chuyên mục, các chuyên mục trên báo điện tử đƣợc trình bày rõ ràng, theo từng chuyên trang, chuyên mục (Pháp luật; Thời sự- Chính trị; Hà Giang qua ảnh, Thành phố Hà Giang; Xã hội, Kinh tế; Du lịch; AN-QP; Học tập theo lời bác; Chƣơng trình khởi nghiệp; Chính sách với cuộc sống ) rất thuận tiện cho việc tìm kiếm, khai thác thơng tin của công chúng bạn đọc.

Bảng 2.3 Ý kiến của cơng chúng Hà Giang về hình thức của thơng tin du lịch trên Báo Hà Giang

Stt Các tiêu chí đánh giá Mức độ (%) Rất hài lịng Hài lịng Bình thƣờng Chƣa hài lịng 1. Cách trình bày, sắp xếp các

trang mục thông tin

20,4 24,5 38,4 16,7

2. Chất lƣợng in 25,6 19,8 35,7 18,9

3. Ảnh, biểu đồ minh họa 11,9 20,0 30,2 37,9 4. Ngôn ngữ thể hiện 25,1 25,5 30,0 19,4

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 01/2017-01/2018) 2.4.1.3. Nguyên nhân của những thành cơng

Để có đƣợc những thành cơng trên, trƣớc hết là báo chí Hà Giang nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy đảng, của chính quyền địa phƣơng trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh thƣờng xuyên chỉ đạo và tạo điều kiện để báo chí hoạt động đúng tơn chỉ mục đích. Tỉnh có nhiều chế độ đãi ngộ và tạo điều kiện để những ngƣời làm báo có cơ

hội học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc.

Báo chí Hà Giang đã bám sát quan điểm, đƣờng lối của Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong việc tuyên truyền thực hiện nội dung về phát triển du lịch. công tác tuyên truyền và quảng bá đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng, ln đƣợc đặt lên hàng đầu và có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch cũng nhƣ nền kinh tế của tỉnh Hà Giang. Vì vậy, các cơ quan báo chí đã dành một phần dung lƣợng, thời lƣợng đáng kể để tuyên truyền về nội dung này. Đi liền với đó là sự cải tiến mạnh mẽ về nội dung và hình thức tuyên truyền, thƣờng xuyên củng cố, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Báo chí Hà Giang đã phối hợp tƣơng đối chặt chẽ giữa các cơ quan với nhau trong việc tuyên truyền, từ đó cung cấp thông tin, dự báo xu hƣớng phát triển, đồng thời là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp du lịch với du khách và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển từng bƣớc ổn định, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào việc phát triển KT-XH địa phƣơng.

Với nội dung thông tin ngày càng phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của du lịch trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Đây cũng là kênh thông tin giúp cho các cấp lãnh đạo thấy rõ thực trạng phát triển du lịch của địa phƣơng, từ đó có những điều chỉnh, uấn nắn, bổ sung kịp thời trong quá trình lãnh đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan báo chí tỉnh thƣờng xuyên quan tâm đến đời sống của cán bộ cơng nhân viên, có hình thức khen thƣởng kịp thời

những cán bộ có thành tích xuất sắc trong cơng việc. Tạo điều kiện để những ngƣời làm báo ở cơ quan báo chí Hà Giang giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ mở các lớp tập huấn chun mơn nghiệp vụ về báo chí nhằm từng bƣớc nâng cao tay nghề cho đội ngũ những ngƣời làm báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang (Trang 79 - 85)