Nguyên nhân những thành công hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

2.4. Đánh giá những thành công, hạn chế trong phản biện xã hội trên báo điện tử

2.4.3. Nguyên nhân những thành công hạn chế

- Về thành cơng:

Trong rất nhiều lí do tạo nên sự thành cơng của báo điện tử trong việc tham gia PBXH về ngành điện có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành tựu đạt được như trên đó là:

Thứ nhất là việc nhận thức về vị trí, vai trị của PBXH nói chung và PBXH về ngành điện nói riêng của nhà báo, cơng chúng và cơ quan chủ quản báo chí đối với vấn đề nên có chú trọng và đầu tư nhiều hơn cho nội dung này.

Về bản chất, phản biện xã hội là sự tương tác, giao thoa về quan điểm, tư tưởng giữa các lực lượng (chính trị, kinh tế, xã hội) trong một cộng đồng. Xã hội càng phát triển thì việc nhận thức vị trí, vai trị của PBXH của nhà báo, cơng chúng và cơ quan chủ quản báo chí với vấn đề này càng được nâng cao và chú trọng. Ngành điện là ngành năng lượng chủ lực của đất nước, đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Hơn nữa, các vấn đề của ngành điện như tăng giá điện, xả lũ hồ thủy điện mùa mưa ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và an sinh xã hội, các vấn đề của ngành điện nhận được sự quan tâm, phản biện của nhà báo, công chúng là điều đương nhiên.

Thứ hai, do nhu cầu nắm bắt thông tin nhanh nhạy, liên tục của công chúng ngày càng đông đảo và địi hỏi cao. Điều này chỉ có và có ở báo điện tử mới đáp ứng được.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thơng tin của người dân càng địi hỏi cao. Người dân vừa có nhu cầu tìm hiểu thơng tin, lại vừa có nhu cầu phản bác lại thơng tin nhiều chiều xem đúng- sai, góp ý vào các thông tin ấy. Báo điện tử với chức năng cùng ưu điểm của mình đã đáp ứng được điều này.

Thứ ba, các cán bộ phóng viên của báo điện tử cũng đã thuần thục với kỹ năng, kinh nghiệm tác nghiệp của báo điện tử nên có thể làm chủ cơng việc của mình.

Thứ tư, các tòa soạn đã hiểu và nắm bắt được nhiều hơn về kỹ năng khai thác công nghệ thông tin, các ứng dụng của công nghệ thông tin và phát huy thế mạnh của công nghệ thơng tin trong q trình hoạt động của báo điện tử.

Thứ năm, khả năng đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu hoạt động của báo điện tử của tòa soạn được nâng lên.

- Về hạn chế:

Từ những hạn chế trong quá trình thực hiện PBXH về ngành điện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, có thể rút ra một số ngun nhân chính dẫn đến những hạn chế, đó là:

Do cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng chưa rõ ràng về các nội dung tổ chức PBXH về ngành điện. Điều ấy đồng nghĩa với việc tùy theo quan điểm, ý kiến của mỗi tịa soạn xác định có phản biện hay khơng, mức độ đến đâu, là chủ động hay đăng tải lại của các tờ báo khác.

Do sự chủ động hồn tồn của các tịa soạn nên việc cung cấp thông tin chiều đi, tiếp nhận thơng tin và xử lí thơng tin trong q trình PBXH về ngành điện có nơi, có lúc chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch. Điều này đặt ra hai vấn đề là: quan điểm của tịa soạn và nhận thức của phóng viên trong việc xử lí thơng tin này. Tuy nhiên, quan điểm của các tịa soạn có ý nghĩa quyết định.

Do năng lực trình độ chun mơn, khả năng tiếp cận thông tin về chuyên ngành điện, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên cịn hạn chế. Thực tế những năm qua, hầu hết các báo điện tử ở nước ta đều bị tin tặc tấn công gây thiệt hại rất lớn về nguồn thông tin, uy tín, thương hiệu của tờ báo. Cịn đối với ngành điện, khơng phải lúc nào EVN cũng sẵn sàng chia sẻ thơng tin sâu vì liên quan đến an tồn bảo mật hệ thống năng lượng quốc gia.

Trong tác nghiệp chun mơn, một số phóng viên chưa có kiến thức sâu về ngành điện, chưa đào sâu các nội dung phản biện của ngành, xác định chưa đúng về vị trí, vai trị của PBXH nói chung và PBXH về ngành điện nói riêng.

Đối với các kỹ thuật viên quản trị giao diện trang báo thì chưa nắm bắt được đầy đủ tính chất, mức độ và vai trò của vấn đề PBXH nói chung và PBXH về

ngành điện nói riêng nên chưa thiết kế được cách thể hiện sinh động nhất, thuận tiện nhất cho các chuyên trang, chuyên mục PBXH nói chung và PBXH về ngành điện nói riêng để tạo phong cách và ấn tượng riêng cho tờ báo ở mảng PBXH. Hình ảnh phản biện xã hội về các nội dung của ngành điện cịn mờ nhạt, size nhỏ, thậm chí lấy size trên internet minh họa nên thiếu thuyết phục bạn đọc.

Tiểu kết chương 2

Thực hiện bước tiếp theo của những nội dung lí thuyết đã nghiên cứu và chỉ rõ ra ở chương 1, trong chương 2, tác giả luận văn đã tập trung khảo sát thực tế PBXH về ngành điện trên báo điện tử ở 03 báo lớn có quy mơ, tính chất hoạt động khác nhau để làm rõ hơn những lí thuyết đã vạch ra trước đó.

Tác giả đã tìm hiểu sự ra đời, hình thành và phát triển của 03 tờ báo. Đồng thời, khảo sát trọng tâm vào 2 nhóm nội dung chính PBXH về ngành điện trên báo điện tử của 3 tờ báo được khảo sát như: PBXH về việc tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện và PBXH về việc giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai phạm, tiêu cực về ngành điện. Đồng thời tìm hiểu các hình thức mà các báo áp dụng bài phản biện trên báo điện tử về ngành điện.

Cũng ở chương 2 này, tác giả luận văn đã nêu lên những thành công và hạn chế, yếu kém trong việc phản biện xã hội về ngành điện, để từ đó giúp các cơ quan báo chí có những định hướng đúng đắn trong việc tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức PBXH về ngành điện trên báo điện tử hiện nay.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VỀ NGÀNH ĐIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)