Phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia phản biện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 107 - 150)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện

3.2.6. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia phản biện xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời ln mang trong mình tư tưởng “lấy dân làm gốc” và trong thời đại hiện nay nhân dân được coi là lực lượng phản biện đông đảo nhất, căn bản nhất trong đời sống xã hội. Sức mạnh giám sát và PBXH của báo chí chính là ở tư cách đại diện cho tiếng nói của nhân dân, đứng về phía nhân dân để thẩm định, đánh giá, kiến nghị, báo chí trực tiếp và gián tiếp phản ánh nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến báo chí cũng bởi vai trị đại diện cho nhân dân của báo chí. Một chế độ xã hội của dân, do dân và vì dân yêu cầu nên báo chí phải có tính nhân dân cao. Bởi vậy, khuyến khích, động viên nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động giám sát và PBXH nói

chung và PBXH về ngành điện trên báo điện tử nói riêng là một yêu cầu bức thiết đối với hệ thống báo chí. Phát huy vai trị giám sát và PBXH của nhân dân bằng việc thông qua các cuộc trưng cầu ý dân trực tiếp, thơng qua các đồn thể nhân dân và thơng qua báo chí. Cần phải khẳng định lại rằng, ở nước ta báo chí chính là diễn đàn của nhân dân. Thơng qua báo chí nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát và PBXH của mình dễ dàng, nhanh chóng, liên tục hơn cả. Bởi vậy, coi trọng vai trị giám sát và PBXH của báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử nói riêng cũng chính là một hình thức để phát huy vai trị PBXH của nhân dân.

Một bộ phận quan trọng trong nhân dân là đội ngũ những chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực của đời sống. Những phân tích, đánh giá, nhận định của đội ngũ này luôn là một nguồn căn cứ quý báu, có giá trị cho những quyết sách, bước đi trong xây dựng, quản lí và phát triển xã hội. Báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng có vai trị chuyển tải thơng tin, làm cầu nối giữa đội ngũ này với các nhà lãnh đạo, điều hành. Tuy nhiên, qua khảo sát và phân tích ở chương 2 cũng đã chỉ ra những hạn chế ở cả 3 trang báo mạng điện tử được khảo sát vẫn chưa kết nối, phát huy được tiếng nói của đội ngũ này. Đây là một sự lãng phí chất xám đáng tiếc.

Để nhân dân tham gia nhiều hơn vào giám sát và PBXH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng thì cần phải nâng cao hơn nữa trình độ dân trí và phát huy quyền dân chủ của nhân một cách cơng khai, minh bạch. Bởi lẽ, khi trình độ dân trí của người dân được nâng cao họ sẽ tích cực và chủ động tham gia PBXH, đưa ra những ý kiến giám sát và phản biện đúng đắn.

Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần tham gia mạnh mẽ hơn vào việc giáo dục, nâng cao dân trí thơng qua việc thơng tin nhanh chóng, kịp thời, phong phú, khách quan, toàn diện, sâu sắc đời sống; cung cấp bức tranh toàn cảnh, đồng thời phân tích, diễn giải, định hướng cho nhân dân. Đóng vai trị khích lệ, động viên, dẫn dắt, khơi dậy tiềm năng phản biện của nhân dân, chuyển tải ý kiến phản biện của nhân dân tới các cấp lãnh đạo. Không chỉ là người giám sát, phản biện trực tiếp mà cịn là cầu nối chuyển tải thơng tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Để nâng cao trình độ dân trí, trước hết cần quan tâm đến trình độ, hiểu biết của người dân Việt Nam về hệ thống pháp luật và thiết chế phân chia quyền lực Nhà nước. Bởi giám sát và phản biện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng là giám sát và phản biện bằng pháp luật, thông qua pháp luật và trên cơ sở pháp luật. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng, bổ sung rất nhiều trên mọi ngành nghề rất nhanh trong khi đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao. Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát và PBXH nói chung và về ngành điện nói riêng, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần phải tích cực tun truyền, giải thích cho nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách và pháp luật của Nhà nước, động viên, khích lệ nhân dân khơng chỉ tích cực thực hiện mà cịn khả năng giám sát và PBXH trong quá trình thực hiện ấy. Mặt khác cũng cần giám sát quá trình xây dựng và thực hiện văn bản pháp luật ấy có đúng quy định pháp luật và các quy định ấy có hợp lí, chun nghiệp khơng? Bên cạnh đó, cũng cần khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền các cấp, như dư luận xã hội đặt ra là khơng chỉ nâng cao dân trí mà còn phải nâng cao quan trí. Thái độ trách nhiệm của cán bộ, công viên chức đối với các vấn đề báo chí và dư luận xã hội nêu ra không chỉ thể hiện trách nhiệm pháp lí trước nhân dân, trước Đảng mà cịn thể hiện văn hóa chính trị, đạo đức, lối sống của con người.

Nói tóm lại, để nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò của PBXH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, những người tham gia ý kiến phản biện cần có trí tuệ khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vấn đề vì lợi ích chung của xã hội. Nâng cao dân trí do đó trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong q trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Nâng cao dân trí là nâng cao tri thức, để cơng chúng có khả năng hiểu và tham gia sâu rộng hơn đến các vấn đề xã hội, tạo dựng bầu khơng khí dân chủ, cơng khai, xây dựng tiền đề hiệu quả cao cho giám sát và PBXH. Bên cạnh đó, người làm báo cần nâng tầm tri thức để nhìn nhận, đánh giá sự thấu đáo, tổ chức thơng tin chính xác và định hướng dư luận đúng đắn.

Tiểu kết chương 3

Từ việc khảo sát thực trạng ở chương II, trong chương III của luận văn chúng tôi đã đưa ra những giải pháp cũng như những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động PBXH nói chung và PBXH về ngành điện trên báo điện tử nói riêng. Lần đầu tiên trên diễn đàn rộng lớn, báo chí đã thực thi một cách hiệu quả nhiệm vụ PBXH.

Để nâng cao vai trị của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong việc PBXH về ngành điện cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, những giải pháp tổng thể từ cơ chế chính sách đến trách nhiệm của các bên có liên quan. Chỉ có thể thực hiện và phát huy tốt vai trị giám sát và PBXH của báo chí khi các đơn vị biết phối hợp để kiểm chứng thơng tin, tích cực xử lí các vấn đề báo chí phản ánh, xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thơng tin kịp thời giữa báo chí đối với các cơ quan có liên quan.

Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng để PBXH về ngành điện có hiệu quả thì địi hỏi tự thân nó phải nâng cao năng lực giám sát và PBXH. Và điều quan trọng nhất là bản thân các nhà báo, phóng viên phải tự ý thức được việc không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy thì tính chiến đấu của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong việc PBXH về ngành điện sẽ được nâng cao hơn.

KẾT LUẬN

Nhà báo Trần Hữu Quang (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cho rằng, làm báo không chỉ là một nghề, mà cịn là một sứ mệnh. Bởi nghề báo khơng tồn tại tự nó và cho nó mà tồn tại vì xã hội và cho xã hội.

Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 90 năm lịch sử, với những giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau nhưng ở bất cứ thời điểm nào thì u cầu đối với báo chí cũng khơng hề thay đổi, đó là: báo chí phải là diễn đàn của nhân dân, phải đấu tranh vì lợi ích của cơng chúng và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Thực hiện quan điểm “Báo chí là cơ quan ngơn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội đồng thời là diễn đàn của các tầng lớp nhận dân”, những năm qua, báo điện tử Việt Nam đã phát huy tối đa của mình trong quá trình hoạt động phục vụ nhu cầu thông tin của cơng chúng. Có lẽ chưa bao giờ, PBXH của báo chí nói chung và PBXH về ngành điện nói riêng lại được thực hiện một cách rộng rãi, đơn giản, nhanh chóng như từ khi có báo điện tử. Thông qua đó, những mặt tích cực của PBXH của báo chí nói chung và PBXH về ngành điện nói riêng được phát huy một cách rõ nét. Bằng chứng là rất nhiều các chủ trương, chính sách của các cơ quan nhà nước về ngành điện đã được điều chỉnh và biết bao những thông tin được cung cấp đầy đủ nhất, nhanh nhất, trung thực nhất về cuộc sống đã trở thành những căn cứ, những cứ liệu cần thiết nhất cho các hoạch định chính sách có cái nhìn tổng thể hơn trước khi đề xuất các chủ trương, chính sách cụ thể.

Qua khảo sát thực tế về vấn đề PBXH về ngành điện trên báo điện tử thời gian từ năm 2014-2018 trên báo điện tử VnExpress; Vietnamnet và TuoitreOnline tác giả luận văn phát hiện có 2 nhóm nội dung chính PBXH về ngành điện trên báo điện tử là: PBXH về việc tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện; và PBXH về việc giám sát, kiểm tra, việc thực thi chính sách, phát hiện hạn chế về ngành điện. Đồng thời cũng ở chương II này, chúng tôi đã nêu lên những thành công và hạn chế, yếu kém, để từ đó giúp các cơ quan báo chí có những định hướng đúng đắn trong việc tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức PBXH về ngành điện trên báo điện tử hiện nay.

Trong chương III của luận văn chúng tôi đã đưa ra những giải pháp cũng như những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động PBXH nói chung và PBXH về ngành điện trên báo điện tử nói riêng như: Nâng cao kiến thức, trình độ, trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất chính trị của người làm báo; Xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên về hoạt động giám sát và phản biện xã hội; Xây dựng tính chun nghiệp và văn hóa phản biện trên báo mạng điện tử; Xây dựng cơ chế cung cấp và trao đổi thơng tin kịp thời giữa báo chí với các cơ quan có liên quan; Phát huy vai trị của nhân dân trong việc tham gia phản biện xã hội. Bên cạnh đó, ngành điện cũng phải chủ động cung cấp thông tin cho nhà báo, đại biểu quốc hội, chuyên gia, người dân kịp thời; Đào tạo đội ngũ truyền thông ở các đơn vị; Xây dựng chiến lược truyền thơng cụ thể, có chính sách ứng phó với khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội...

Tuy nhiên, luận văn cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định như chưa khảo sát sâu rộng các vấn đề mới nổi của ngành điện: nâng cao năng suất lao động, những tiến bộ trong công tác dịch vụ khách hàng, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hiện đại hóa lưới điện, thành tựu đưa điện về nông thôn, biên giới, hải đảo…, là gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu phản biện về các vấn đề liên quan đến công tác dịch vụ khách hàng, đổi mới khoa học công nghệ… của ngành điện.

Xã hội càng phát triển thì u cầu đối với cơng chúng khơng chỉ là tiếp nhận thông tin mà cịn làm chủ thơng tin, phản biện thơng tin, nhằm đòi hỏi nhà báo cung cấp sâu hơn các thông tin mà cơng chúng cần. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí cần dành số lượng tin, bài nhất định để người dân tham gia phản biện, từ đó dẫn dắt, khơi dậy phong trào giám sát và phản biện xã hội sâu rộng trong nhân dân, tạo ra thói quen phản biện dân chủ, tránh để sự giám sát, phản biện chỉ là những cuộc tranh luận, xong rồi chìm hẳn.

Ngành điện đã và đang phát triển hiện đại, quy mô với tham vọng tầm cỡ khu vực. Việc cải thiện hình ảnh của mình trước nhân dân, các tổ chức quốc tế nhất là các tổ chức tín dụng ngồi nước được EVN rất quan tâm và đẩy mạnh. Lành mạnh hóa ngành điện, cơng khai hóa, minh bạch hóa trong cơng tác sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng sẽ là mục tiêu của EVN trong giai đoạn tới. Điều này địi hỏi có sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng xã hội thông qua việc phản biện xã hội về ngành điện. Và báo chí ln là lực lượng đi đầu trong q trình này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngơn ngữ báo chí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết trung

ương lần thứ 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lí để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb Lí luận chính trị,

Hà Nội.

4. Chính phủ (2002), Nghị định 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí.

5. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lí

luận chính trị, Hà Nội.

6. Cổng thơng tin điện tử Hội điện lực miền Nam https://seea.vn/

7. Hồng Thủy Chung (2010), Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.

8. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội. 9. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội. 10. Trần Bá Dung (2012),“Phản biện phải vì lợi ích quốc gia”, Thời báo ngân hàng, ngày 21/6/2012.

11. Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh (1998- sách dịch), Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dững (2010), “Vai trị phản biện của báo chí và dư luận xã hội”, số 6, tr. 18-26.

14. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Dững (2017), Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

18. ThS. Phan Văn Kiền (2015) Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và truyền thông.

19. Hà Thị Thùy Dương (2013), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phản biện xã hội”, Tạp

chí Phát triển nguồn nhân lực, số 3, tr. 22-28.

20. Trần Thái Dương (2006), “Góp phần nhận thức phản biện xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 5, tr. 12-18.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 107 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)