Những lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Những lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu

1.1.2.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory) mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Trong thực tế của đời sống truyền thông, nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, cơng chúng sẽ nhớ tới nó và coi nó quan trọng hơn những thơng tin khác.

Người đưa lý thuyết này là hai chuyên gia truyền thông Maxwell Mccombs và D.Shaw của Mỹ. Nền tảng nghiên cứu của họ là những bản tin mà các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 và các cuộc điều tra ảnh hưởng tới cử tri.

Maxwell Mccombs và D.Shaw cho rằng: “Truyền thông đại chúng có một

chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan truyền thơng ảnh hưởng đến sự phán đốn của cơng chúng tới những chuyện đại sự của thế giới xung quanh” [76].

Khi tiến hành điều tra ngẫu nhiên đối với các cử tri, Maxwell Mccombs và D.Shaw đã cố gắng tìm hiểu nhận thức và phán đốn của cử tri đối với các vấn đề trọng yếu của xã hội Mỹ thời kỳ đó. Điều đặc biệt, khi tiến hành phân tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên 8 hãng truyền thơng của Mỹ trong cùng một thời gian, các học giả đã phát hiện ra rằng, giữa sự phán đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề được các hãng truyền thông đưa tin nhiều đều có mối quan hệ tương quan sâu sắc. Điều đáng lưu ý là những vấn đề được các hãng truyền thông coi là “chuyện đại sự” để đưa tin cũng được coi là “chuyện đại sự” được phản ánh trong ý thức của công chúng.

McCombs & D.Shaw‟s cho rằng các cơ quan báo chí truyền thơng (dựa vào giá trị quan và mục đích tơn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để) “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, chứ không phải cung cấp những thông tin mà công chúng cần.

Như vậy, có thể thấy, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” khơng đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn của một hãng truyền thơng nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông được tạo ra sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời gian khá dài.

Ngồi ra, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” cịn chỉ ra rằng, việc đưa tin về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông không phải là sự phản ánh theo kiểu “soi gương”, mà là một hoạt động lựa chọn có mục đích. Các cơ quan báo chí truyền thơng dựa vào giá trị quan và mục đích tơn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “đúng sự thật”.

Như vậy có thể thấy, lý thuyết này mơ tả ảnh hưởng của giới truyền thông với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Áp dụng lý thuyết này để phân tích phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành Điện là một q trình truyền thơng và báo điện tử sắp đặt chương trình nghị sự để phản biện xã hội.

1.1.2.2. Lý thuyết đóng khung

Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóng khung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on the organization of

experience. Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ”.

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng. Trong bài phân tích về di sản của Goffman, Gamson William cho rằng q trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên. Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện”.

Theo Gamson, việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói”. [77].

Tuy nhiên, Robert Entman mới được cho là người đã đưa ra định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thơng đại chúng: “Q trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc một cách xử lý nào đó”. [78].

Từ những kiến thức nêu trên trên có thể thấy, lý thuyết "Đóng khung” được áp dụng trong việc lựa chọn vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm, rồi làm cho vấn đề nổi bật trong các số báo bằng cách nhấn mạnh vào vấn đề, lý giải, đánh giá và xử lý vấn đề đó. Áp dụng lý thuyết này để xây dựng khung lý thuyết và phân tích nội dung làm nổi bật vấn đề phân tích và diễn giải các thơng điệp truyền thơng mà báo điện tử chủ đích phản biện về ngành Điện.

1.1.2.3. Lý thuyết về "Không gian công cộng”

Không gian công cộng là "một địa hạt mà là nơi chốn thoải mái để các công dân tranh luận, cân nhắc thiệt hơn, thỏa thuận thống nhất và hành động”. [79].

Năm 1962, J. Habermas - nhà nghiên cứu người Đức xuất thân từ “trường phái Frankfurt” đã đưa ra lý thuyết “Không gian công cộng”.

Jürgen Habermas (sinh 18 tháng 6 năm 1929) là một nhà xã hội học và triết học người Đức. Trong một cơng trình in năm 1962, ơng đã khai triển khái niệm "tính cơng cộng" hay "khơng gian cơng cộng" (public sphere) mà Emmanuel Kant đã đề cập vào năm 1784, và nhấn mạnh rằng việc sử dụng lý tính trong khơng gian cơng cộng chính là điều kiện để hình thành nên cơng luận, và đây cũng là điều kiện để thiết lập một nền dân chủ. Theo Kant, người độc thoại chỉ đối diện với chính mình, chỉ khi tranh luận với người khác về những vấn đề cơng cộng thì người ta mới thốt ra khỏi những chuyện cục bộ, cá biệt, mới vượt qua được cái "tính thơ thiển" của mình.

Theo Habermas, khơng gian cơng cộng là khơng gian mà trong đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà khơng bị áp lực từ bên ngồi. Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán, và do vậy đây chính là nơi kết tinh nên những ý kiến (công luận) và ý muốn của cơng chúng. Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp cho người ta vượt dần ra khói những lợi ích đặc thù để đạt tới một sự đồng thuận giữa những người có thiện chí với nhau. Trong xã hội thời Trung cổ, chưa hề có khơng gian cơng cộng theo nghĩa này, không gian này chỉ xuất hiện vào thời hiện đại trong xã hội tư bản chủ nghĩa như là một sự đối trọng để ngăn ngừa những quyền lực chuyên chế.

Habermas cho rằng không gian công cộng không phải là nơi chỉ dành riêng cho những người ưu tú và tài giỏi, mà bao gồm cả xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông đại chúng, các hiệp hội, các phong trào xã hội...

Khơng gian cơng cộng đóng vai trị trung gian giữa xã hội cơng dân và nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do "tính cơng cộng" của nó. Khơng gian cơng cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để cơng luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này. Theo Habermas, chính các phương tiện truyền thơng đại chúng là định chế điển hình nhất của khơng gian cơng cộng. Chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc vận dụng lý thuyết này để phân tích các điều kiện, tiền đề, môi trường cho phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện là cần thiết.

Mối liên hệ giữa các lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự”, “Lý thuyết đóng khung”, “Lý thuyết khơng gian cơng cộng” trong phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành Điện

Trong thời đại truyền thông đa phương tiện phát triển như vũ bão, các lý thuyết có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau. Báo điện tử chính là nguồn duy trì mối liên hệ này. Từ lý thuyết "Thiết lập chương trình nghị sự" chứng minh báo điện tử có khả năng sắp đặt "chương trình nghị sự" đối với các vấn đề báo đưa ra, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và nổi bật để công chúng sẽ coi đây là thông tin quan trọng hơn các thông tin khác đến lý thuyết "Không gian công cộng" chỉ ra rằng, khơng gian cơng cộng khơng cịn là độc quyền của một cá nhân, tập thể, nhóm xã hội nào mà là diễn đàn để thảo luận các vấn đề chung. Hay lý thuyết "Đóng khung" được áp dụng trong việc lựa chọn các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm, nhấn mạnh vào vấn đề đó để làm nổi bật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)