Một số vấn đề nóng của ngành điện thời gian gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Một số vấn đề nóng của ngành điện thời gian gần đây

Ngành Điện là ngành năng lượng chủ lực của đất nước, độc quyền tự nhiên do Nhà nước quản lý. Trong đó, Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị sở hữu 63% cơng suất lắp đặt tồn hệ thống (49.000 MW năm 2018). Theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là cơng ty mẹ trong Tập đồn Điện lực quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ- TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua lịch sử phát triển, đến nay hoạt động của EVN luôn được khẳng định rõ rệt là ngành công nghiệp hạ tầng, đảm bảo điện đi trước một bước để cung ứng đủ cho nền kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, với tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng cao, coi khách hàng chính là sự tồn tại của EVN, đảm bảo lợi ích chung vì một cộng đồng phát triển.

Tính đến cuối năm 2018 đã có 100% số xã trên phạm vi cả nước có điện, số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,37%, trong đó số hộ dân nơng thơn có điện đạt 99,05%. Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam là quốc gia thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về đầu tư điện nông thôn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, hoạt động của EVN vẫn có những điểm nóng trên truyền thơng như an toàn điện, sự cố mất điện trên diện rộng, hóa đơn tiền điện sai, … Đặc biệt 2 vấn đề là xả nước hồ thủy điện mùa mưa lũ và tăng giá điện là nóng nhất. Sở dĩ 2 vấn đề này ln nóng trên nghị trường Quốc hội cũng như các diễn đàn, thu hút người dân phản biện vì liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh, có tác động to lớn tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân...

Hiện nay, nguồn điện Việt Nam chủ yếu đến từ thủy điện và nhiệt điện. Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2018 cả nước có 818 dự án thủy điện, với tổng công suất lắp đặt 23.182MW. Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 18.564MW, đang xây dựng 143 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.848MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án với tổng công suất lắp đặt 2.770MW. Theo Quy hoạch điện VII (QHĐ VII) thì đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện vẫn còn khá cao, tương ứng là 23%.

Việc các hồ thủy điện xả lũ mùa mưa được vận hành theo quy trình liên hồ chứa. Tất cả các hồ chứa thủy điện đều phải xả lũ đúng Quy trình đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt theo thẩm quyền (UBND tỉnh, Bộ Công Thương) và Quy trình vận hành (QTVH) liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo quy trình vận hành liên hồ chứa, việc vận hành điều tiết lũ (từ thời điểm lũ lên đến khi đạt đỉnh) không được làm gia tăng lưu lượng xả xuống hạ du so với lưu lượng tự nhiên đến hồ.

Từ năm 2014, khi Chỉ thị 23/CT-BCT ngày 11-7-2014 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện có hiệu lực, Tập đồn Điện lực Việt Nam đã cung cấp đầy đủ thơng tin cho báo chí khi có u cầu về những phần việc của mình, như: Thực hiện công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du các dự án thủy điện và các nội dung khác theo Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Tổ chức thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương số 07/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về tăng cường công tác an toàn đập thủy điện trong mùa mưa lũ năm 2014 và số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về cơng tác phịng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ các yêu cầu của Quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trong vận hành để bảo đảm mực nước khống chế trong Quy trình vận hành của hồ chứa như mực nước trước lũ, đón lũ và mực nước an tồn cơng trình; rà sốt Quy trình vận hành hồ chứa, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu có những nội dung không hợp lý; phối hợp với địa phương để bổ sung phương tiện thông tin cần thiết cho khu vực hạ du khi thông báo vận hành nhà máy và xả lũ hồ chứa thủy điện; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi cung cấp số liệu vận hành hồ chứa; thực hiện cơng tác quản lý an tồn đập và cơng tác phịng chống lụt bão, cắm mốc lịng hồ... trình duyệt theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định về công tác quản lý, vận hành, an toàn đập theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an tồn đập và Thơng tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương về quản lý an toàn đập thủy điện.

Tuy nhiên, việc cung cấp chưa được chủ động từ phía EVN nên chưa tạo được tác động xã hội mạnh mẽ để thông tin cần thiết đến được rộng rãi cộng đồng. Mỗi lần các hồ thủy điện xả lũ mùa mưa đều gây ra những khủng hoảng truyền thông nhất định (ngành điện gọi đây là khủng hoảng đặc thù).

Vấn đề tăng giá điện luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của người dân trong xã hội vì ảnh hưởng tác động của việc tăng giá tới toàn bộ đời sống. Theo Cục Điều tiết Điện lực, thống kê giá điện 25 nước năm bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, thì giá điện của Việt Nam năm 2018 đang ở mức 0.074 USD/kWh, thấp nhất trong số các nước được thống kê. So sánh giá điện năm 2018 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt 91,9% so với giá điện của Trung Quốc, Ấn Độ; 81,7% so với giá điện của Lào; 73,5% so với giá điện của Indonesia; 50,4% so với giá điện của Philippine và 38,7% so với giá điện của Campuchia.

Hàng năm, Bộ Công Thương dựa trên báo cáo của EVN và Bộ Tài chính kiểm tra các thơng số đầu vào như thuế, chi phí giá,... để đưa ra quyết định tăng giá theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30-6-2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, đảm bảo nguyên tắc giá điện được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.

Khi có các phương án giá điện, Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm xem xét theo quy định và báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thường trực Chính phủ. Bộ Cơng Thương đã phối hợp với Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá tác động của việc tăng giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Với các thông số đầu vào nêu trên, phương án giá điện sẽ được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau và được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy vậy, việc tăng giá điện lúc nào cũng gây ra khủng hoảng truyền thông (ngành điện gọi đây là khủng hoảng thường xuyên).

“Tại sao việc tăng giá điện luôn vấp phải sự phản ứng của dư luận? Đành rằng, độc giả của các cơ quan truyền thông đồng thời cũng là khách hàng của ngành điện, việc tăng giá điện đụng chạm đến hầu bao của khách hàng sử dụng điện nên khó tìm được sự đồng thuận. Nhưng trên thực tế cho thấy, công tác truyền thông giúp cho việc cơng khai, minh bạch chi phí sản xuất của ngành điện còn rất hạn chế. Đơn cử, trong nhiều lần tăng giá điện, chỉ đến khi Bộ chủ quản là Công Thương (trước nữa là Bộ Công nghiệp) họp báo cơng bố Quyết định tăng giá điện thì các cơ quan truyền thơng mới có được thơng tin. Những hạn chế này khơng hồn toàn do EVN. Bởi, từ khi việc tăng giá điện luôn vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận thì Bộ Cơng Thương đã ban hành danh mục “mật” và trong đó Tờ trình tăng giá điện được đưa vào danh mục này.

Thông tin là một trong 4 chức năng xã hội của báo chí. Báo chí khơng chỉ truyền tải, đem đến sự giải thích và bình luận về những tin tức mà còn đem đến những đánh giá, những ý tưởng và những dư luận. Vì vậy, việc sử dụng kênh truyền thơng thì đừng hy vọng sẽ được 100% sự ủng hộ, sẽ có những ý kiến trái chiều. Đưa ra một vấn đề tác động đến toàn xã hội như giá điện trên các kênh truyền thông, nếu có được 60% sự ủng hộ, tức là đã thành công”. (PV sâu 10).

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ một số khái niệm, nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến PBXH.

Chương 1 cũng đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đến báo điện tử. Chỉ ra phản biện xã hội của báo điện tử, vai trò của PBXH về ngành điện trên báo điện tử cũng như những ưu thế, hạn chế của báo điện tử khi tham gia PBXH về ngành điện. Đồng thời đưa ra các lý thuyết truyền thông làm cơ sở để báo điện tử thực hiện chức năng phản biện xã hội.

Ở chương 1, tác giả luận văn cũng đưa ra cơ sở thực tiễn để PBXH về ngành điện đó là hoạt động của ngành điện và những vấn đề nóng của ngành điện thời gian gần đây.

Những kết quả đạt được trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát thực trạng PBXH trên báo điện tử về một số quyết sách của ngành điện hiện nay ở chương 2 của luận văn này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VỀ MỘT SỐ QUYẾT SÁCH CỦA NGÀNH ĐIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)