Xây dựng và ban hành chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 51 - 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

2.2. Nội dung phản biện xã hội trên các báo thuộc diện khảo sát

2.2.1. Xây dựng và ban hành chính sách

Tư duy và khả năng PBXH về ngành điện trên báo điện tử được lấy từ những văn bản pháp quy làm cơ sở phân tích, lấy kết quả thực tế để đối chiếu và lấy thực tiễn đặt ra trong cuộc sống làm thước đo.

Việc tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện nhằm tăng cường sự đồn kết nhất trí của Đảng, sự đồng

thuận trong xã hội, xây dựng quyết tâm cao thực hiện mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tới. Thơng qua báo chí, phong trào tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện đã thực sự lan tỏa sâu rộng trong tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với Đảng, với đất nước đã được truyền tải tập trung. Tiến hành khảo sát với công chúng thông qua 300 phiếu khảo sát qua đội ngũ tuyên truyền viên tiết kiệm điện ở các Công ty Điện lực với câu hỏi Nội dung mà quý vị quan tâm về vấn đề PBXH về ngành điện trên

báo điện tử là gì? Tác giả thu được kết quả có đến hơn 200 phiếu (chiếm tỷ lệ

73,3%) công chúng trả lời họ quan tâm đến PBXH về việc tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện.

Qua khảo sát trên báo điện tử VnExpress; Vietnamnet và TuoitreOnline từ năm 2014-2018 cho thấy: tất cả các cơ quan báo chí trên khi Đảng, Nhà nước tiến hành các kỳ họp Đại hội… đều tiến hành tổ chức các chuyên trang, chuyên mục để tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện. Việc góp ý kiến ở đây khơng phải đơn thuần là xin - cho ý kiến mà đóng góp ý kiến cũng khơng phải tùy tiện thích hay khơng thích mà đóng góp cho Dự thảo các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện cần thể hiện được một hàm lượng tri thức nhất định. Bởi thực tế, các Văn bản, Dự thảo các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện đều đã được biên soạn bởi những chuyên gia, nhà khoa học. Do đó, để đóng góp, tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện cũng cần phải đọc, phải hiểu và trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế thì mới có được ý kiến phản biện chuẩn xác.

Với thế mạnh của mình các tờ báo đã tổ chức đăng tải tồn bộ các dự thảo, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện để cơng chúng có thể tham gia thảo luận, trao đổi và phản biện như:

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ

- Dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới 2017. - Dự thảo biểu giá điện 6 bậc thang mới 2017.

- Dự thảo quy định về giấy phép hoạt động điện lực 2017.

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam 2017.

Ngay sau khi đăng tải, phổ biến toàn bộ nội dung của Dự thảo các văn bản của Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều các ý kiến đóng góp của nhân dân gửi về các tịa soạn, mong muốn được trao đổi, chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình về dự thảo, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện.

Để có những thơng tin định lượng về việc tham gia đóng góp của nhân dân, chúng tơi đã khảo sát số lượng các bài báo của toàn bộ sự kiện này trên 03 tờ báo điện tử VnExpress; Vietnamnet và TuoitreOnline từ năm 2014-2018 và thu được kết quả như sau (xem bảng 2.3):

Bảng 2.3. Số lượng bài PBXH về việc xây dựng và ban hành chính sách ngành điện trên báo điện tử VnExpress, Vietnamnet và TuoitreOnline từ năm 2014-2018

Năm\Báo VnExpress Vietnamnet TuoitreOnline Tổng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2014 11 1,6 12 1,7 15 2,1 38 5,3 2015 11 1,6 12 1,7 15 2,1 38 5,3 2016 9 1,3 9 1,3 12 1,7 30 4,2 2017 13 1,8 13 1,8 18 2,5 44 6,2 2018 18 2,5 17 2,4 21 3,0 56 7,9 Tổng 62 8,7 63 8,9 81 11,4 206 29,0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn tháng 12/2018)

Kết quả bảng 2.3 trên cho thấy, trong cùng một khoảng thời gian như nhau song báo TuoitreOnline có số lượng các bài PBXH về việc xây dựng và ban hành chính sách ngành điện trên báo điện tử cao nhất với 81/206 bài (chiếm 11,4%). Điều

này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của tòa soạn khi xác định PBXH là xương sống của TuoitreOnline. Qua khảo sát về PBXH về ngành điện trên báo TuoitreOnline trong thời gian từ 2014-2018, tác giả luận văn nhận thấy trong khoảng thời gian này báo TuoitreOnline hàng ngày có phản biện rất nhiều những vấn đề đã, đang và sẽ sắp xảy ra về ngành điện. Do vậy, từng chuyên mục tương ứng được bố trí những tiêu mục để cho độc giả dễ tiếp cận thông tin. Cũng giống như báo TuoitreOnline, báo Vietnamnet cũng có 63/206 bài (8,9%) tập trung để PBXH về việc xây dựng và ban hành chính sách ngành điện. Khơng chạy theo tin tức theo báo đơn thuần, những bài viết, bài tổng hợp ý kiến đều thể hiện tính đa chiều, tính bàn luận, trao đổi và đề xuất những hướng xử lí, giải quyết vấn đề thẳng thắn, mang tính khoa học và thực tiễn cao. Theo quan điểm của tịa soạn, thì việc tổ chức các tuyến bài PBXH về ngành điện được TuoitreOnline thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm túc và bài bản. Ngay từ khi các sự kiện sắp diễn ra thì TuoitreOnline đã thông tin sớm, thông báo rõ nội dung, thời gian, cách thức đóng góp ý kiến cho công chúng… Đồng thời, trên các trang báo cũng được bố trí hình thành chuyên mục Thời sự. Do đó, đã nhận được sự hưởng ứng của đơng đảo công chúng.

Báo Vietnamnet, được xem là báo điện tử PBXH rõ nét nhất trong làng báo điện tử Việt Nam hiện nay. Với việc xác định rõ vai trò PBXH là ưu tiên hàng đầu của báo, là xương sống của báo nên báo Vietnamnet đã tổ chức giao diện trang báo theo xu hướng này. Với các chuyên trang như: Tuanvietnamnet, các chuyên mục Thông tin đa chiều, Tin mới, Tin nóng, Phát ngơn và hành động…. đã thực sự thu hút được sự quan tâm, yêu mến của đơng đảo cơng chúng. Đối với vấn đề PBXH đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện các bài viết phần lớn là của các chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực, ngành nghề… Nội dung các bài viết phân tích hết sức sâu sắc, tồn diện, cụ thể từng vấn đề đóng góp ý kiến bổ sung rõ ràng đối với từng nội dung. Nhiều ý kiến thẳng thắn, đề cập những khía cạnh nội dung rất mới trong tư duy, thực tiễn hoạt động của ngành điện.

Ngay sau khi đăng tải thông tin về nội dung của Dự thảo đề xuất tăng giá điện năm 2014 thì đã có ý kiến đóng góp gửi về tịa soạn, đó là bài “EVN cần tính

lại lỗ lãi trước khi tăng giá điện” ngày 28/12/2014 của tác giả Thành Tâm. Nội

dung nhận xét hết sức tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia trong nước như: TS. Ngơ Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: “Lý do tăng giá bán điện của EVN nêu ra đến nay chưa thỏa đáng. Theo

quyết định số 24 của Chính phủ, việc điều chỉnh giá bán điện sẽ dựa trên đánh giá chi phí đầu vào của từng quý. Hiện nguyên liệu đầu vào của ngành điện chủ yếu từ 3 nguồn chính là thủy điện, dầu khí, và than. Theo diễn biến thời gian qua nguồn nước thủy điện đã thuận lợi trở lại, dầu khí đã giảm mạnh, chỉ có ngun liệu than bán cho các nhà máy nhiệt điện thì tăng một ít. Rõ ràng các yếu tố đầu vào cho ngành điện khơng thay đổi nhiều thậm chí có giảm mà EVN đề xuất tăng giá là bất hợp lý. Kể cả tính thêm chi phí một số thiết bị đầu tư mà ngành điện nhập từ nước ngồi vào thì cũng khơng thỏa đáng vì tỷ giá trong năm nay được

điều hành rất ổn định. Trên cơ sở phân tích rõ tình hình thực tiễn, những hạn chế,

yếu kém TS. Ngơ Trí Long, ngun Viện trưởng Viện giá cả (Bộ Tài chính) kiến nghị cho rằng: “Điện là vấn đề nhạy cảm có tác động đến nhiều các lĩnh vực sản

xuất kinh doanh trong nền kinh tế lẫn người tiêu dùng. Do đó, cứ theo quan điểm cơ chế thị trường để tăng giá thì nhất thiết phải xem xét lại các yếu tố đầu vào”.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích: “Từ cuối năm 2013, EVN đã đề xuất tăng giá điện với

mức 14% trong năm nay. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu lạm phát Chính phủ chưa đồng ý cho EVN tăng giá bán lẻ điện. Nay lạm phát thấp, EVN thấy đây là cơ hội để tính đến chuyện tăng giá cũng là điều dễ hiểu. Nhưng mức tăng 9,5% là quá cao, không phù hợp với thị trường. Mức tăng 9,5% tác động đến sản xuất các

doanh nghiệp trong ngành thép, xi măng sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó đội giá thành là điều chắc chắn”. TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) trên cơ sở phân tích rõ tình hình thực tiễn, những hạn chế, yếu kém kiến nghị cho rằng: “Trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt

như hiện nay, giá điện tăng sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Tốt nhất EVN cần tăng theo lộ trình mỗi lần điều chỉnh ở mức 3-4% là hợp lý”.

Cũng bàn về việc tăng giá điện năm 2017, ngay sau khi đăng tải thông tin về nội dung của Dự thảo báo cáo về kịch bản điều hành giá điện năm 2017 của Bộ Công Thương thì đã có ý kiến đóng góp gửi về tịa soạn, đó là bài “Tăng giá điện

ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, CPI, hộ ngh o?” ngày 06/12/2017 của tác giả

Toàn Thắng. Nội dung nhận xét về vấn đề tăng giá điện của Việt Nam, ông Franz Genner,Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hết sức tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn: “Chúng ta đã nhìn nhận được nguy cơ thiếu

điện trong tương lai. Thách thức ở đây là nhu cầu điện cần tăng 10%/năm và cần tăng công suất điện, và phải phát triển thêm nguồn nhiệt điện. Thách thức nữa là các nhà máy nhiệt điện phải dựa vào nguồn than nhập khẩu, một vấn đề nữa là phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điều này rất quan trọng để Chính phủ và nhà đầu tư. Nếu khơng phát triển điện mặt trời thì có nghĩa là cần thêm than. Và điều này lại quay lại vấn đề về giá điện, chi phí giá điện. Với giá 7,6 cent/KWh (trước thời điểm tăng giá điện ngày 1/12), sẽ rất khó thu hút đầu tư vào nguồn điện vì giá điện 7,6 cent/KWh này đủ để đáp ứng chi phí vận hành, bảo trì của EVN. Nếu quan tâm tới biểu giá điện đầy đủ, tới năm 2030 phải tăng giá điện thêm 40%. Nếu khơng làm điều đó thì cần sự trợ giúp rất nhiều từ nhà tài trợ, doanh nghiệp. Nếu không sẽ khơng đủ tài chính cho các dự án điện. Theo chun gia của WB: “Chúng tơi đã có phân tích về việc tăng giá điện với hộ nghèo, vùng sâu và với biểu giá bậc thang, sự hỗ trợ từ Nhà nước sẽ không phải là vấn đề nếu tăng giá điện. Và với các cơ quan phát triển, với những gia đình sử dụng hơn 10% để trả tiền điện. Chúng tôi dự kiến với mức tăng dự kiến thì hộ gia đình sẽ phải trả 4-5% thu nhập cho tiền điện”. Trên

cơ sở phân tích rõ tình hình thực tiễn, những hạn chế, yếu kém ơng Franz Genner,Trưởng nhóm chun gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam kiến nghị: “Tăng giá điện sẽ khơng ảnh hưởng nhiều tới người khó khăn nếu chúng

ta kết hợp việc tính giá điện bậc thang và những hỗ trợ từ Chính phủ”.

Khơng chỉ dừng lại ở việc đăng tải ý kiến đóng góp mà báo Vietnamnet cịn thơng qua đó để tổ chức thành cuộc thảo luận, tranh luận về việc các nhà máy điện liệu đã sẵn sàng cho bán buôn điện cạnh tranh? Ngày 19/01/2017, Vietnamnet cho đăng bài: Góp ý về việc xây dựng thị trường bán bn điện cạnh tranh” đã có hàng

trăm ý kiến của tầng lớp tri thức, giới chun gia góp ý kiến như: Ơng Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Thị trường điện EVN cho biết : Thành quả đầu tiên rõ nét nhất

sau 4 năm thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) đi vào hoạt động là hệ thống điện vận hành an toàn, EVN cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. VCGM vận hành liên tục, ổn định và tin cậy. Đến nay, hoạt động của VCGM đã đi vào nề nếp và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị trong và ngoài EVN đã từng bước trưởng thành, sẵn sàng triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh trong những năm tới. Sau hơn 4 năm, chưa một lần phải can thiệp dừng VCGM, kể cả lúc khó khăn nhất, khi xảy ra các sự cố lớn trong hệ thống. Việc vận hành an toàn VCGM thời gian qua đã làm tăng thêm tính minh bạch, công bằng khi huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy; đảm bảo giá khâu phát điện được thiết lập theo quy luật cung - cầu khách quan và minh bạch hóa giá điện theo chủ trương của Chính phủ. Việc đưa tính cạnh tranh vào khâu phát điện đã giúp các đơn vị phát điện có thêm động lực giảm chi phí sản xuất và xây dựng chiến lược chào giá tốt trên thị trường điện, từ đó gia tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây chính là tiền để phát triển ngành Điện bền vững theo đúng lộ trình của Chính phủ. Cịn Ơng Đỗ

Minh Lộc - Phó Tổng giám đốc Cơng ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) cho rằng: “Tham gia VCGM ngay từ những ngày đầu (1/7/2012), đến

nay hoạt động sản xuất - kinh doanh điện năng của DHD luôn đạt hiệu quả cao, doanh thu và lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch được giao”. Ông Nguyễn Anh Tuấn -

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định: “VCGM đã tạo

được mơi trường cạnh tranh cơng khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí phát điện. Đặc biệt, bước đầu đã tạo được những tín hiệu tích cực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng...”.

Với cách làm khá đặc biệt, báo điện tử Vietnamnet đã tạo được khơng khí tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện hết sức hiệu quả. Rất nhiều ý kiến tâm huyết của các tầng lớp nhân dân đã được đăng tải và tổng hợp.

Cùng thực hiện nội dung này, báo điện tử VnExpress đã tạo ra chuyên mục Ý kiến, ngay sau khi các Dự thảo của ngành điện được cơng bố, tịa soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả với tất cả các lứa tuổi, thành phần, giai cấp… Nội dung cũng hết sức đa dạng song nổi bật là những vấn đề về giá điện, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 51 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)