Vài nét về các báo khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

2.1. Vài nét về các báo khảo sát

2.1.1. Báo điện tử VnExpress

VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26/02/2001 và được Bộ Văn hóa - Thơng tin cấp giấy phép số 511/GP1KVHTT ngày 25/11/2002 với tên miền VnExpress.net do ông Thang Đức Thắng làm Tổng Biên tập. Tịa soạn đóng tại tầng 5 tòa nhà FPT, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Văn phịng đại diện phía Nam tại 408, Biên Phủ, quận 10, Tp. HCM. Với câu slogan đơn giản, ngắn gọn là “Tin nhanh Việt Nam”, mục tiêu của trang web là muốn cung cấp thông tin cho người đọc một cách nhanh chóng nhất.

VnExpress là báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam khơng có phiên bản báo giấy. Trong suốt 18 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí báo điện tử tiếng Việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu. Lưu lượng truy cập liên tục tăng mạnh và đạt kỉ lục mới. Theo Google Analytics, VnExpress hiện có 18 triệu độc giả thường xuyên, với khoảng 34 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 170 đầu mục tin, bài có khoảng 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Pháp luật, Thế giới, Khoa học, Thể thao... có lượng bạn đọc lớn hơn cả.

VnExpress là tờ báo điện tử tổng hợp, không chuyên về lĩnh vực nào nhưng tờ báo lại có khả năng xây dựng các cuộc tọa đàm, phản biện về các vấn đề ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề nóng như tăng giá điện hay xả lũ hồ thủy điện mùa mưa. Các cuộc tọa đàm với nội dung trực tuyến này có ưu điểm là nhanh chóng, tức thời có thể tạo cao trào với các nội dung bình luận của độc giả và các chuyên gia, nhà khoa học, thu hút đông đảo lực lượng trong xã hội tham gia phản biện...

2.1.2. Báo điện tử Vietnamnet

Báo Vietnamnet được thành lập năm 1997, là một trong hai tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên. Khởi điểm ban đầu của Vietnamnet là trang thông tin VASC

Orient được thành lập ngày 19/12/1997 - trực thuộc Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng, nay thuộc Bộ Thơng tin và Truyền thông (VNPT). Đây là dấu mốc lịch sử, đánh dấu bước đột phá của báo điên tử tại Việt Nam.

Ngày 1/1/2003 đổi tên thành Vietnamnet tại tên miền www.vnn.vn (số giấy phép: 27/GP-BVHTT), nay là www.Vietnamet.vn. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thơng tin mang tính quốc gia mà sau gần 2 năm ra đời VASC Orient đạt được: Thông tin cập nhập từng giờ, từng ngày về các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao... Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức được cơng nhận là tờ báo điện tử và Vietnamnet đã vươn lên trở thành một thương hiệu có vị thế chính trị xã hội và có sức lan tỏa không chỉ trong giới truyền thơng Việt Nam mà cịn tạo dựng uy tín mang tầm quốc tế.

Ngày 18/06/2003 Vietnamnet cho ra mắt trang tiếng Anh có tên gọi là VietNam Bridge tại địa chỉ www.Vietnamnet/english. Đây được coi là một trong những tờ báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam, là chiếc cầu nối hữu ích đối với bạn đọc người nước ngoài quan tâm đến đời sống kinh tế, chính tri, văn hóa - xã hội của Việt Nam.

Ngày 09/02/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp với nhân dân qua Cổng thông tin của báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo điện tử Chính phủ và báo điện tử Vietnamnet. Ngày 09/06/2007, Vietnamnet ra đời chuyên trang Tuần Việt Nam. Đây là một diễn đàn đăng tải các ý kiến, các bài phân tích, bình luận cũng những học giả, nhà báo hàng đầu trong và ngoài nước về các vấn đề của Việt Nam hiện thời hoặc các thơng tin, tư liệu có giá trị trong thời điểm hiện tại đáng để lưu tâm và cùng chiêm nghiệm. Từ đó, tham vấn cho Đảng và Chính phủ về các chính sách đối ngoại.

2.1.3. Báo điện tử TuoitreOnline

TuoitreOnline là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, số báo đầu tiên ra đời ngày 2/9/1975. Ngày 1/12/2003, Báo Tuổi Trẻ đã chính thức cơng bố website Tuổi trẻ điện tử với địa chỉ: www.tuoitre.com.vn sau ba tháng thử nghiệm. Chưa đầy hai năm sau khi ra đời, TuoitreOnline đã vươn lên vị trí thứ 23 về số lượng truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới.

Ngày 30/10/2010, TuoitreOnline đổi tên miền thành: www.tuoitre.vn và thay giao diện mới. Hiện nay, tờ báo đã có trên 3,5 triệu lượt truy cập/ngày. Tờ báo là phiên bản của báo Tuổi trẻ hàng ngày. Tiếp đó, lần lượt là Tuổi Trẻ Radio, Tủ sách Tuổi Trẻ, tạp san Áo Trắng, Truyền hình Tuổi Trẻ... ra đời.

Có thể nói, TuoitreOnline đã nhanh chóng trở thành nơi cung cấp kiến thức bổ ích về mọi lĩnh vực cho các bạn trẻ. Ngồi những thơng tin được cập nhập liên tục từ Tuổi Trẻ hàng ngày, Tuổi Trẻ Chủ nhật và Tuổi trẻ Cười, sản phẩm thứ tư của Tuổi Trẻ cũng cung cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhập 24/24 của môi trường Internet. Website này khơng chỉ đưa tin dưới dạng văn bản, hình ảnh truyền thống mà còn bằng cả nội dung đa phương tiện như: hình ảnh động, âm thanh.... Đặc biệt, TuoitreOnline cũng đưa toàn bộ các phụ trương quảng cáo của báo ngày, bạn đọc có thể truy cập tới một kho dữ liệu phong phú được cập nhập hàng ngày về thị trường đất, nhà cửa, môi trường, việc làm, học hành và thi cử.... Cũng như nhiều báo điện tử khác, TuoitreOnline nắm bắt những thơng tin nóng hổi, tình hình chính trị trong và ngồi nước một cách nhanh nhạy, linh hoạt. Kết hợp với những ấn bản trên báo Tuổi Trẻ mà TuoitreOnline trở nên thân thuộc với bạn đọc Internet.

Trong số các báo điện tử hiện nay, TuoitreOnline vẫn dẫn đầu về chất lượng với tiêu chí “rất tốt” với tỉ lệ bình chọn của người đọc là 54,4%, tiếp đến là Vietnamnet 50,2%. Nằm trong thương hiệu Tuổi Trẻ đó, những tin bài có liên quan đến vấn đề môi trường đã đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của cơng chúng. Thơng điệp được tận dụng tối đa các hình thức audi, video....nên có sức cuốn hút và tác động đặc biệt.

Cùng với VietNamNet, TuoitreOnline đã xây dựng các chuyên mục đặc biệt về phản biện xã hội trên chuyên trang của mình, khẳng định được thương hiệu của mình qua việc tổ chức các đề tài phản biện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)