CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện
3.2.1. Nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí phản biện xã hội về ngành điện
và đạo đức của người làm báo
Để có những tác phẩm có chất lượng, được bạn đọc u thích, nội dung tác phẩm cần có sự sắc bén và sâu sắc, nắm bắt đúng tính thời sự, làm sao để tác phẩm nói đúng suy nghĩ, tình cảm của dư luận cũng như có tác động cổ vũ xã hội tích cực.
Với bài báo phản biện, nhà báo cần sáng tác những tác phẩm sắc bén và sâu sắc hơn nữa, theo đuổi đến cùng đề tài phản biện. Sức “nặng” và sức “nóng” của các tác phẩm phản biện ngồi hình thức thể hiện, thể loại báo chí thể hiện, quan trọng là những vấn đề đang được dư luận quan tâm, bàn luận, những vấn đề mang tính quốc gia, vận mệnh.
Vai trị của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng khi tham gia PBXH chính là việc tổ chức nên những tranh luận khoa học trên trang báo của mình. Bản chất khoa học là tính chính xác, khách quan. Do đó, khi thơng tin các vấn đề PBXH về ngành điện trên báo điện tử có cả các vấn đề khoa học. Vì vậy, các nhà báo phải có kiến thức vững chắc về vấn đề, có sự nhạy bén về tư duy chính trị để phân biệt đâu là ý kiến dựa trên cơ sở khoa học, đâu là ý kiến thể hiện mong muốn, lợi ích cục bộ hay âm mưu, thủ đoạn lợi dụng diễn đàn tranh luận khoa học để phản bác, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gây mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
PBXH về ngành điện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng là sự tranh luận chủ động để phân tích, làm rõ vấn đề trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Điều này buộc những người làm báo nói riêng, cơ quan báo chí nói chung phải có kiến thức, có lập trường quan điểm chính trị vững vàng để có những sản phẩm báo chí mang lại hiệu quả PBXH về ngành điện trên báo báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, bằng việc tổ chức các tờ báo, trang báo thành một cuộc tranh luận khoa học về các việc tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện; việc giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai phạm, tiêu cực về ngành điện tác động rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trong và ngồi nước.
Khi nói đến PBXH về ngành điện trên báo điện tử, có ý kiến đồng nhất tác phẩm báo chí mang tính phản ánh, phát hiện, điều tra vấn đề với tác phẩm báo chí mang tính PBXH. Trên thực tế, chỉ những tác phẩm báo chí đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng nào đi đến việc chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết và đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật trên cơ sở tranh luận khoa học thì mới là tác phẩm báo chí có giá trị phản biện. Báo chí tham gia
quản lí xã hội phải hướng đến nội dung cao hơn là trách nhiệm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bằng những chính sách cụ thể thơng qua vai trị PBXH của mình.
Vì vậy, cần có chiến lược xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo - những người có tầm nhìn, chính kiến, có khả năng phân tích, thẩm định và đưa ra các ý kiến, quyết định giám sát, phản biện xác đáng, hợp lí. Sự giám sát và PBXH của nhà báo thường có tác động mạnh nhất đối với đời sống xã hội nên cần kịp thời, khoa học, thấu đáo. Từ những quan điểm giám sát và phản biện của mình, nhà báo định hướng dư luận xã hội rộng rãi, tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi đời sống theo chiều hướng tích cực hơn. Những ý kiến giám sát và PBXH khơng thỏa đáng có thể tạo ra dư luận khơng tốt, thậm chí cản trở sự phát triển. Đội ngũ nhà báo có tâm và có tầm sẽ là một lực lượng giám sát và PBXH tin cậy, đặc biệt quan trọng của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để giám sát và PBXH nhà báo phải có tính độc lập cao trong tác nghiệp, khơng a dua, khơng nói theo, hơ hào kiểu phong trào. Trước các vấn đề, sự kiện xảy ra trong đời sống,nhà báo cần có một bản lĩnh chính trị tốt, tri thức xã hội sâu rộng cùng với sự phân tích, suy luận, đối chiếu độc lập và kỹ năng trình bày thuyết phục. Vấn đề xây dựng đội ngũ nhà báo có năng lực giám sát và phản biện tốt không phải là vấn đề ngày một ngày hai mà cần có một kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng liên tục và lâu dài.
Nhà báo phải là người có trình độ, am hiểu cuộc sống, nhất là pháp luật - như sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dung năng lực phân tích pháp lí, có bản lĩnh hành nghề trong điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường, khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích sự kiện pháp lí... Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến nên họ cần phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, nhà báo cần được trang bị những phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin để họ có thể tác nghiệp thuận lợi nhất trong bối cảnh hội nhập thế giới.
Những nhà báo theo dõi mảng kinh tế cần tự bồi dưỡng kiến thức về ngành điện, tìm hiểu những vấn đề khác nhau của ngành điện để phản ánh đúng và sâu các vấn đề của ngành.
Ngành điện là ngành kinh tế đặc thù, với những từ ngữ chuyên ngành kỹ thuật khó hiểu, nhà báo phải tự học hỏi và trau dồi kiến thức liên quan đến ngành, có như thế mới phản ánh sâu, rộng về ngành điện.
“Theo tôi Nhà báo cần phải hiểu hơn về ngành điện - thông qua các hoạt
động thực tế, đào tạo và ngành điện chủ động cung cấp thông tin. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng là một vấn đề cần phải nói đến”. (PV sâu 4).
"Để phản ánh đúng và sâu về các vấn đề nóng của ngành Điện, trước tiên
nhà báo cần phải có cái nhìn khách quan - công tâm với ngành điện. Tránh kiểu áp đặt cho ngành điện là “độc quyền, chỉ tăng giá mà không giảm, xả lũ, ô nhiễm…”. Thứ hai là nhà báo phải có kiến thức, có sự am hiểu về ngành điện thì mới có những tác phẩm sâu về ngành điện phục vụ bạn đọc"- (PV sâu 6).
3.2.2. Ngành điện cần cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà báo. Chủ động cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí hàng tháng, hoặc sự kiện nóng cập nhật thường xun
Điều 4, Luật Báo chí năm 1999 có quy định: Cơng dân có quyền được thơng tin thơng tin qua báo chí về mọi mặt tình hình đất nước và thế giới. Do đó, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể có nghĩa vụ phải cung cấp thơng tin cho báo chí. Điều 7, Luật Báo chí cũng nêu rõ: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho báo chí, giúp báo chí thơng tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Trong những năm trở lại đây, EVN đã chủ động cung cấp thơng tin định kỳ cho báo chí qua các thơng cáo báo chí hàng tháng, qua các sự kiện diễn ra. Mặc dù các thông cáo này chứa rất nhiều các thông tin chuyên ngành, thuật ngữ chuyên ngành nhưng cũng thể hiện sự cầu thị của EVN đối với truyền thông. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề của EVN mà vượt quá thẩm quyền cung cấp thông tin của EVN do liên quan đến an tồn, an ninh thơng tin. “Ngành điện 2 năm qua luôn phản
ứng rất nhanh nhạy, cung cấp thông tin khá chủ động, đầy đủ - cả thông tin để đăng báo lẫn thông tin bên lề để nhà báo hiểu bản chất và chia sẻ với ngành điện. Thơng tin về giá điện thì lại khác, vì nó gồm 2 phần. Phần chính lại do Cơ quan quản lý nhà nước tính tốn và chủ trì (Cục Điều tiết - Bộ Công thương; Ban Điều hành giá
của Chính phủ) nên cung cấp thơng tin về giá điện lại do các cơ quan nay chủ trì, đảm nhận. Tuy nhiên, có 1 phần là các chi phí đầu vào cấu thành giá điện, ví dụ giá than, lượng điện chạy dầu, nước về hồ... thì ngành điện/EVN lại rất chủ động và cung cấp thường xuyên, bài bản. Ngành điện đã chủ động, có cả chuyên ngành hẹp, có chia sẻ để cảm thông... Tuy nhiên, đây là vấn đề nóng, liên quan đến cơ quan quản lý nhiều nên nhiều khi nói q cũng khơng được. Thế nên theo tôi, ngành điện cứ làm như đang làm là tốt lắm rồi. Chỉ so sánh trong phạm vi các ngành xăng dầu, dầu khí, than thơi thì đã thấy rõ thiện chí của ngành điện, mức độ cởi mở thơng tin, mật độ cung cấp thông tin, các chuyến khảo sát chuyên đề (về hồ thuỷ điện, về xả lũ, về tro xỉ...) là thấy rõ”. (PV sâu 12).
“Những năm gần đây EVN đã thẳng thắn cung cấp thông tin các vấn đề mà
báo chí quan tâm nhưng chỉ ở mức vừa phải, chưa đầy đủ, thậm chí nhiều vấn đề nhạy cảm như giá điện hay xả lũ còn né tránh. Với những thông tin nhạy cảm của ngành như giá điện hay xả lũ thì ngành điện cần cung cấp thơng tin một cách đầy đủ và rõ ràng để nhà báo làm tốt chức năng vai trò phản biện xã hội trên các bài báo. Một khi nhà báo hiểu được thấu đáo vấn đề mà ngành đang gặp phải và dư luận đang lên án hoặc dư luận hiểu không rõ, thậm chí mơ hồ về vấn đề đó từ việc cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng của ngành thì mới giúp độc giả hiểu được thấu đáo vấn đề. Từ đó mới giúp điều chỉnh nguồn thơng tin chính thống về ngành điện. Hoặc với vai trò phản biện xã hội của nhà báo về những vấn đề dư luận đang quan tâm về ngành cũng giúp ngành có những nhìn nhận, hay giải pháp để thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn”. (PV sâu 11).
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được Chính phủ ban hành từ tháng 5/2007 nhằm tạo đầu mối thơng tin kịp thời, chính xác. Song việc thực hiện quy chế trong thực tế đã gây ra cho nhà báo khá nhiều phiền phức, trở ngại. Quy chế dành quyền phát ngôn cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được đứng đầu giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường là chánh văn phòng. Nhưng lúc nào người đứng đầu cũng bận cơng việc, khó tiếp xúc người được cử đại diện phát ngơn thì lại chỉ nắm khái qt, khơng rành rẽ được hết công việc của từng bộ phận cơ quan chuyên môn... Trong hoạt động nghề nghiệp có những bí mật mà báo chí khơng được thơng tin, chủ yếu là bí mật nhà nước, bí mật
đời tư của công dân. Song trong đời sống văn minh hiện đại, phạm vi bí mật nhà nước có xu hướng thu hẹp tới mức tối đa theo quy định của pháp luật để nhường chỗ cho công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi giúp báo chí góp phần đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Bởi đã có nhiều trường hợp, trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên khó tiếp cận các nguồn thơng tin chính thống để phản ánh đầy đủ, trung thực và sâu sắc mọi sự kiện, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn đang trong quá trình điều tra. Việc thiếu các nguồn tin chính thống dẫn đến việc phóng viên phải tự khai thác, tự tìm thơng tin. Điều này khiến cho đơi khi báo chí phản ánh một cách phiến diện, khơng đúng bản chất,thậm chí khơng loại trừ phóng viên bị lợi dụng vào những mục đích xấu. Đặc biệt, đối với những sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nếu phóng viên khơng có dày dặn kinh nghiệm, có bản lĩnh và kiến thức vững vàng mà chỉ chạy theo đưa tin nhanh sẽ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn.
Vì thế để báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng thực hiện tốt chức năng giám sát và PBXH về ngành điện, cần tạo cơ chế phù hợp cho sự cộng tác, phối hợp hài hòa giữa các chủ thể: người cung cấp thông tin (cơ quan, tổ chức, cá nhân...), người được cung cấp thông tin (báo chí, nhà báo) và người đọc thông tin (quần chúng nhân dân).
Khi có sự việc xảy ra, thay vì lúng túng xử lý khủng hoảng ngành điện nên có cơ chế rõ ràng cho những người phát ngôn, phân cấp cho các đơn vị để có thơng tin nhanh nhất, chính xác nhất cho nhà báo. Từ đó, người dân có những thơng tin chính xác, đầy đủ. Định kỳ 1 tháng 1 lần EVN đã ban hành thơng cáo báo chí, các sự kiện đều có thơng tin báo chí và thực hiện chủ đề năm của EVN đều được ngành điện tổ chức cho các phóng viên đi thực tế. Đối với các phóng viên u cầu cung cấp thơng tin về sự việc xảy ra, EVN cũng cung cấp đầy đủ thông tin đúng mực, giải thích đầy đủ.
3.2.3. Ngành điện phải thường xuyên bổ sung, nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhà báo theo dõi ngành trình độ năng lực của đội ngũ truyền thơng trong nhà báo theo dõi ngành trình độ năng lực của đội ngũ truyền thơng trong ngành. Có cơ chế xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội
Để thực hiện kế hoạch truyền thông trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách hàng năm, ngành điện lực cần tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động song song kết hợp sau:
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ thông tin và Truyền thơng trong hoạt động quản lí báo chí, họp định kỳ của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên Giáo Trung ương để nắm bắt, cung cấp kịp thời các thông tin định hướng dư luận về hoạt động của ngành điện lực, các chủ đề đang gây bức xúc và quan tâm của dư luận xã hội. Phối hợp hoạt động, từng bước tạo được sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thơng qua các hoạt động: tổ chức cung cấp thông tin, gặp mặt phóng viên định kỳ 3 tháng 1 lần, đột xuất hoặc khi có những thông tin không tốt về ngành. Phối hợp tốt các hoạt động với các phóng viên chuyên theo dõi về ngành điện để kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin về ngành điện.
Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của ngành điện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngành điện cần phát huy tầm ảnh hưởng lớn và những bước chuyển mới trong phối hợp của ngành điện đối với các cơ quan truyền thông, cụ thể như sau:
Phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh thực hiện các phóng sự, tọa đàm, giao lưu, phổ biến khác nhau... trên Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV3, VCTV 10), Thơng tấn xã Việt Nam và Truyền hình thơng tấn, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Kênh HTV... Các chương trình phát thanh, truyền hình đã tạo được hiệu quả truyền thơng sâu rộng, lan tỏa đến cộng đồng.
Phối hợp với các báo mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác ngành điện trên báo Nhân dân, Đại biểu nhân dân, Cổng thơng tin điện tử Chính phủ, Báo điện tử Đảng Cộng sản, Báo Sức khỏe đời sống, Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, VnExpress, Vietnamnet, TuoitreOnline, Dân trí.... và nhiều báo viết, báo điện tử khác. Hiện nay công việc này đã được EVN triển khai ký hợp đồng tuyên truyền với các đơn vị dưới hình thức cung cấp tin bài khi có sự kiện nhưng chưa có chuyên trang cụ thể.
Tổ chức các chương trình truyền thơng trong các sự kiện của ngành điện đang được sự quan tâm của dư luận xã hội, góp phần giải tỏa hiệu quả bức xúc của dư luận xã hội.