Xây dựng tính chun nghiệp và văn hóa phản biện trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 105 - 107)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện

3.2.5. Xây dựng tính chun nghiệp và văn hóa phản biện trên báo điện tử

3.2.5.1. Tính chuyên nghiệp

PBXH về ngành điện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng mang tính chuyên nghiệp phải đáp ứng được 4 yêu cầu là: PBXH khoa học; phản biện đúng, trúng vấn đề lợi ích thiết thân của nhân dân; phản biện có tính văn hóa; phản biện phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cơng tác quản lí của Nhà nước.

Tuyệt đối khơng được phản biện thiếu tính xây dựng, thiếu khoa học, nặng tính kích động xã hội, thiếu tầm chiến lược, nặng về tiểu tiết cảm tính, thậm chí nhiều khi thể hiện trình độ thấp và thái độ thực dụng,bè cánh tinh xảo của những người viết. Tránh những hiện tượng lệch lạc khi phản biện như phản biện loạn tiêu chí và loạn hướng, phản biện vuốt đuôi và phản biện nặc danh... Tất cả những hiện tượng này đều sai khi khái niệm, bản chất và nguyên tắc của PBXH về ngành điện trên báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử nói riêng, dẫn đến khơng đạt được mục đích của hành động phản biện.

Tính chuyên nghiệp này được thể hiện qua 2 phương diện trong PBXH về ngành điện trên báo chí nói chung và trên báo điện tử nói riêng như: lựa chọn đề tài phản biện và đội ngũ tổ chức PBXH.

Để có được đề PBXH, báo chí cần chủ động tìm kiếm đề tài, tăng cường mối quan hệ với bạn đọc, công chúng; bám sát thực tế đời sống, nắm bắt các vấn đề gai góc của xã hội để đi đến quyết định nên giám sát, phản biện vấn đề nào, phản biện vấn đề nào trước, vấn đề nào sau. Đó là một nghệ thuật mà chính trang báo điện tử phải xây dựng nên. Nền tảng của tư duy phản biện là tư duy khoa học. Có tư duy

phản biện thì mới phát hiện được vấn đề phản biện. Đề tài phản biện sẽ làm độc giả chú ý đến trang báo điện tử đó. Nhưng chất lượng PBXH của trang báo điện tử đó mới chính là yếu tố quyết định giá trị của trang báo điện tử đó.

Xây dựng đội ngũ phản biện và phản biện chuyên nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà một số vấn đề gai góc thường có ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học. Nhưng báo chí phản biện chun nghiệp phải là có đội ngũ nhà báo đủ sức tham gia PBXH, tự chịu trách nhiệm về nội dung PBXH của mình trước độc giả. Do đó, địi hỏi đội ngũ nhà báo ngồi kỹ năng hoạt động báo chí cịn phải có tư duy phản biện, năng lực phản biện, hiểu biết pháp luật, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại; không ngừng học hỏi, rèn luyện, mài dũa ngòi bút để nâng cao tay nghề.

3.2.5.2. Văn hóa phản biện xã hội

Văn hóa phản biện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng được xác định bởi cách thức và biểu hiện của tính văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và thế giới. Hình thức trực tiếp của văn hóa phản biện biểu hiện trên phương diện này là văn hóa đối thoại, văn hóa tranh luận, văn hóa nói và văn hóa viết.

Văn hóa phản biện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng chính là tư duy phản biện và năng lực phản biện của người làm báo. Văn hóa phản biện địi hỏi người làm báo phải có nhận thức khoa học về các vấn đề xã hội, đặc biệt là phải hết sức nhạy cảm với lợi ích đất nước, thơng qua sự tác động của chính sách, phải có năng lực phản ánh tranh luận khoa học đó bằng những tác phẩm báo chí có giá trị. Người làm báo phải biết phát hiện được những ý kiến xã hội mang tính phản biện.

Theo PGS. TS Dương Xn Sơn, để văn hóa PBXH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng phát triền mạnh thì cần phải tn thủ 6 yếu tố chính sau:

Thứ nhất là cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng HCM cho các nhà báo, nhà truyền thông. Đẩy mạnh học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật, đạo đức, lối sống cho họ; khuyến khích tìm tịi, tranh luận trên một định hướng đúng.

Thứ hai là các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử cần phải đẩy mạnh thơng tin, tuyên truyền tới

đông đảo công chúng trong nước và quốc tế về những thành tựu và triển vọng về sự đổi mới đất nước thời kỳ hội nhập và phát triển. Đặc biệt, chú trọng tổng kết thực tiễn đổi mới tạo ra sự nhất trí xã hội rộng rãi đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, báo chí truyền thơng cần thấm nhuần ý thức dân tộc, góp phần đắc lực vào việc giữ gìn và phát huy vản sắc văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Thứ tư là cần phải tăng cường các hình thức giao tiếp, văn hóa phản biện theo tinh thần dân chủ hóa, mở rộng đối thoại, trau dồi kỹ năng và phương pháp văn hóa tranh luận - văn hóa phản biện trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.

Thứ năm là cần phải mở rộng các hoạt động trao đổi và giao lưu quốc tế của nhà báo dưới nhiều hình thức như: gửi nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp, trao đổi các sản phẩm định kỳ, thông tin tư liệu.

Thứ sáu là cần phải tập hợp các lực lượng chuyên gia, các nhà báo giỏi, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị xã hội trên các lĩnh vực để nghĩ (viết) và nói (truyền thơng trực tiếp) về các vấn đề chính trị xã hội, trong đó có văn hóa phản biện. Đặc biệt coi trọng nghiên cứu và khai thác di sản Hồ Chí Minh về văn hóa phản biện trọng hoạt động báo chí của Người như: nghệ thuật tuyên truyền nói và viết; nghệ thuật ứng xử; nghệ thuật tranh luận mà nhà báo Hồ Chí Minh đã nêu như một tấm gương mẫu mực trong hoạt động chính trị của Người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)