CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Tiêu chí đánh giá
1.1.3.1. Nội dung phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện
Nội dung PBXH về ngành điện trên báo điện tử hướng tới bao gồm những vấn đề về trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện; các PBXH trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai phạm, hạn chế của ngành điện.
PBXH về ngành điện trên báo điện tử được thực hiện thông qua việc đăng tải những thông tin đầy đủ về trao đổi, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về ngành điện; các PBXH trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện những sai phạm, hạn chế của ngành điện một cách đầy đủ, nhiều chiều và phải đáp ứng nhu cầu thông tin tối thiểu của đông đảo công chúng, để cung cấp kiến thức và tạo diễn đàn để PBXH được thực hiện một cách tốt nhất. Bởi báo chí PBXH về ngành điện ngoài việc cung cấp thông tin tới đông đảo công chúng bạn đọc, mà còn cần phải hướng tới
việc trả lời những câu hỏi, những thắc mắc, những vấn đề còn nhiều khuất tất đang được dư luận quan tâm.
PBXH về ngành điện trên báo điện tử còn hướng tới nội dung là những vấn đề bất cập trong đời sống sinh hoạt xã hội. Báo chí điều tra và vạch trần những nghi vấn trong xã hội, những hành vi sai trái tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, về môi trường và an toàn khi sử dụng điện... PBXH về ngành điện trên báo điện tử cung cấp thông tin, kiến thức nhiều chiều, bằng chứng và tạo diễn đàn PBXH sâu rộng để đông đảo các đối tượng chủ thể tham gia phản biện.
Cũng giống như những loại hình báo chí khác, nội dung PBXH về ngành điện trên báo điện tử cũng mang đầy đủ những nội dung PBXH của báo chí nói chung.
1.1.3.2. Nguyên tắc phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện
PBXH về ngành điện trên báo điện tử cần có những nguyên tắc cơ bản sau:
Về tính chính xác: Để tạo được diễn đàn PBXH sâu rộng và thu hút sự tham
gia của nhiều đối tượng liên quan, các nhóm đối tượng ảnh hưởng trực tiếp... thì ngay trong bản thân việc cung cấp thông tin trong PBXH về ngành điện cũng phải đảm bảo tính chính xác, trung thực.
Nhà báo cần cung cấp thơng tin một cách chính xác, đầy đủ và nhiều chiều nhất, đến nhiều nhóm đối tượng liên quan đến PBXH về ngành điện trên báo điện tử. Để đạt được tính chính xác này, nhà báo cần hết sức thận trọng và phải đảm bảo chắc chắn thông tin của mình hồn tồn tin cậy, chính xác và cơng tâm. Cần vận dụng các kỹ năng để có thể thu thập được những thơng tin chuẩn nhất cung cấp đến công chúng. Ngay cả việc sử dụng nguồn tin như thế nào, làm sao để có thể có được nguồn tin chính xác cũng buộc nhà báo phải hết sức nỗ lực xác minh.
Còn đối với các cơ quan quản lí báo chí, cũng cần có những biện pháp xác minh thơng tin mà nhà báo cung cấp, để có sự đối chiếu sao cho chính xác nhất, tránh tình trạng bị động, tin tưởng hồn tồn vào nguồn tin của nhà báo, phóng viên mà khơng có bất kỳ thao tác kiểm chứng nguồn tin nào. Cần có nguồn tin “riêng”, để tránh khơng bị những đối tượng ấy cố ý làm “giả” nguồn tin, ghép hoặc chỉnh sửa hình ảnh khơng chính xác để thực hiện ý đồ của mình.
Về tính chân thật, khách quan: Nguyên tắc của tính khách quan cần được đề
cao khi thực hiện PBXH về ngành điện trên báo điện tử. Khi thực hiện tác phẩm báo chí PBXH về ngành điện trên báo điện tử, nhà báo cần đứng ở vị trí người đưa thông tin một cách công bằng, trung thực và công tâm, không được thiên vị các bên đối tượng liên quan, nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó. Trong trường hợp thực hiện bài PBXH về ngành điện trên báo mạng điện tử, hơn ai hết, nhà báo cần phải là người công tâm, công bằng khi đưa thông tin, dẫn chứng, tránh trường hợp đưa q nhiều thơng tin có lợi cho một bên mà bên kia thì chỉ đưa những thông tin không tốt. Với tư cách là người đưa thông tin, cung cấp dẫn chứng, đưa ra những lập luận, lí lẽ về PBXH về ngành điện cần phải đảm bảo cả tính khách quan, không được thổi phồng hay bóp mèo sự thật, và đặc biệt cá nhân nhà báo tham gia viết bài PBXH về ngành điện cần phải có thái độ, quan điểm vững vàng, khơng được vì mục đích vụ lợi khác mà “ém” nhẹ thơng tin của PBXH về ngành điện theo hướng sai lệch.
Trong thực tế hiện nay, cịn có tồn tại một số cá nhân lợi dụng mang danh “nhà báo” đã kết bè phái, tạo nên hội nhóm chuyên đi “đánh đấm hội đồng”, tức là lợi dụng uy danh của tờ báo mình cơng tác, lợi dụng những kẽ hở sai phạm của các cơ quan nhưng lại không thông tin qua tác phẩm đến với công chúng. Hơn nữa PBXH về ngành điện là đi tìm lời giải cho những khúc mắc, những câu hỏi mà công chúng đặt ra, những vấn đề sai trái liên quan đến lợi ích giữa các bên... vì thế mà càng cần những nhà báo viết về PBXH về ngành điện trên báo điện tử cần phải trung thực, khách quan.
Tính cơng khai: Là một xu thế tất yếu, là biểu hiện quan trọng của nền dân
chủ, trong đó có quyền được thông tin và tự do ngôn luận được khẳng định rất rõ tại Lời mở đầu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 1999). Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vì báo chí có những tác động trực tiếp và mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng trong việc hình thành dư luận xã hội, nên tính cơng khai cần được lưu ý trên 2 khía cạnh: (1) nói rõ sự thật sau khi đánh giá đúng bản chất; (2) nói rõ sự thật để góp phần xây dựng dư luận xã hội lành mạnh. Báo chí nói chung và báo điện
tử nói riêng khơng được cơng khai dẫn tới lộ bí mật quốc gia, tạo nên mối hồi nghi cho công chúng, hay tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng. Nhưng cũng khơng thể chấp nhận việc vin vào lí do “muốn dư luận xã hội lành mạnh, yên ổn” để hạn chế tính cơng khai của báo chí.
Tính đại chúng: Được thể hiện ở việc thơng tin báo chí tác động tới xã hội
rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, nhu cầu thông tin của công chúng được ưu tiên đảm bảo và là thước đo trình độ năng lực của hoạt động thơng tin báo chí. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân và phải phù hợp với trình độ của cơng chúng tiếp nhận. Cơng chúng ngày nay không muốn tiếp nhận thơng tin từ báo chí một cách thụ động mà phải có sự tương tác, phản hồi nhanh chóng, mạnh mẽ. Chức năng giáo dục của báo chí ngày càng được đề cao, giáo dục góp phần nâng cao dân trí; nâng cao trình độ tương tác và tính chính xác của thơng tin phản hồi; từ đó, mơi trường của sự giám sát, PBXH trong báo chí và dư luận xã hội sẽ trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.