Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 89)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

3.1. Những vấn đề đặt ra

Mặc dù hoạt động phản biện trên báo điện tử về ngành điện đạt được những mục tiêu nhất định: nhờ có phản biện của xã hội, ngành điện đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, công khai, minh bạch các hoạt động, cởi mở thông tin với truyền thơng... nhưng vẫn cịn những yếu kém, khuyết điểm của ngành điện mà báo điện tử chưa phản ánh đúng, sâu và trúng. Bên cạnh đó, ngành điện tuy cởi mở nhưng chưa thực sự phản ứng nhanh nhạy với truyền thông, với sự việc diễn ra liên quan đến khủng hoảng truyền thông nhất là các vấn đề liên quan đến giá điện tăng và xả lũ hồ thủy điện mùa mưa.

3.1.1. Về chất lượng và hình thức phản biện xã hội về ngành điện qua các tác phẩm báo chí phẩm báo chí

Báo chí là một nghề đặc thù - người làm báo phải có những năng lực và phẩm chất nhất định. Nhà báo chuyên sâu về ngành điện lại càng khó khăn gấp bội vì phải tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật chuyên sâu của ngành điện. Nếu không hiểu đúng và đủ, hiểu sâu về các vấn đề chun sâu của ngành thì rất khó để viết được 1 bài báo hay chứ đừng nói đến viết bài phản biện.

Hiện nay, đa số các phóng viên của các báo theo dõi mảng kinh tế rộng lớn trong đó có ngành điện. Chính vì thế, kiến thức về ngành điện chưa được các phóng viên đi sâu tìm hiểu. Điều đó dẫn đến việc các bài viết về ngành điện chưa thực sự sâu sắc, ấn tượng, bao quát, tổng hợp các vấn đề, chưa gây tiếng vang lớn và được độc giả chú ý nhiều.

Trong quá trình phản biện xã hội về ngành điện, nhà báo cũng chưa công tâm và khách quan, khoa học, phản ánh thiên lệch, tạo cái nhìn khơng thiện cảm đối với hoạt động của ngành điện. Đối với các vấn đề nóng của ngành điện như tăng giá điện và xả lũ hồ thủy điện mùa mưa, các sai phạm trong hoạt động của ngành điện thường được các nhà báo quan tâm nhất. Tuy nhiên, ngành điện có nhiều mảng hoạt

động như sản xuất, truyền tải, phân phối và cần phản biện nhiều về các hoạt động này hơn là bề nổi các sai phạm để câu view. Nhiều nhà báo giật tít rất kêu, xốy sâu 1 vấn đề không tốt của ngành, tạo ấn tượng không tốt về ngành hoặc khai thác quá nhiều chủ đề nóng, những sự kiện không tốt của ngành. “Nhà báo thường chia theo

mảng để theo dõi và thực hiện các nội dung bài viết. Đa số các nhà báo chuyên mảng điện tại các cơ quan báo chí hiện nay đều là kiêm nhiệm, tức là họ vừa là phóng viên mảng điện vừa là phóng viên mảng khác. Tại các tỉnh thì phóng viên thường trú các báo lớn thường là phóng viên tổng hợp, họ nắm và phụ trách tồn bộ địa phương đó. Chính vì thể, một số vấn đề về ngành điện nhà báo cần tìm hiểu từ nhiều phía, nắm rõ về kỹ thuật cũng như tình hình thực tế của nhà máy, các chủ trương, xu hướng đã và đang tại khu vực để có thể đưa tin khách quan và cảm thông hơn với ngành điện nước nhà.

Đa số các phóng viên khơng xuất phát từ kỹ thuật nên có một số thơng tin chỉ được đánh giá, ghi nhận theo hiện tượng, khơng đúng kỹ thuật và có đơi lúc thiên về tình cảm và xu hướng báo chí. Các phóng viên cũng thích khai thác vấn đề nóng, các sự kiện khơng tốt”. (PV sâu 5).

Để có 1 tác phẩm hay, địi hỏi nhà báo phải có sự dấn thân và cơng phu tìm hiểu ngọn ngành vấn đề đang đặt ra. Từ đó, khái quát hóa, lập luận chặt chẽ và tìm thể loại thể hiện phù hợp. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có nhiều tác phẩm phản biện về ngành điện thuộc thể loại phóng sự rất sâu sắc, nhưng chưa gây được tiếng vang lớn. Chỉ có loạt phóng sự: Theo dịng sơng Ba -: 'Sai lầm thế kỷ', Tuổi trẻ

(21/05/2017) nhân sự kiện ĐBQH Huỳnh Thành (Gia Lai) tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (1/4/2016) gọi thủy điện An Khê - Kanak là “cơng trình sai lầm thế kỷ”.

Phản biện lại ý kiến của đại biểu Huỳnh Thành và các bài viết, 1 số phóng sự phản biện theo dịng thời sự ra đời như: Thủy điện An Khê- KaNak có đúng là sai lầm thế kỷ? Hà Nội mới (15/4/2016), Thủy điện An Khê- KaNak: Tuân thủ các quy định hiện hành; Thủy điện An Khê- KaNak: Phát huy vai trò chống hạn; Thủy điện

An Khê- KaNak: Phát huy vai trò cắt lũ, BNews- TTXVN (15,16,17/4/2016), Cụm

(19/4/2016)…Các bài viết đều phản bác lại ý kiến của đại biểu Huỳnh Thành và đưa ra các dẫn chứng khoa học về việc xây dựng thủy điện An Khê- KaNak cho đến khi vận hành nhà máy trong mùa khô và mùa lũ. Trong quá trình khảo sát luận văn, tác giả nhận thấy đây là loạt bài gây tiếng vang, chất lượng nhất của phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện, thu hút được nhiều nhà báo ở các báo tham gia phản biện. “Để phản ánh đúng và sâu về các vấn đề nóng của ngành Điện, trước tiên nhà

báo cần phải có cái nhìn khách quan - công tâm với ngành điện. Tránh kiểu áp đặt cho ngành điện là “độc quyền, chỉ tăng giá mà không giảm, xả lũ, ô nhiễm…”. Thứ hai là nhà báo phải có kiến thức, có sự am hiểu về ngành điện thì mới có những tác phẩm sâu về ngành điện phục vụ bạn đọc”. (PV sâu 6).

Hình thức của một tác phẩm báo chí, một chuyên mục, chun đề báo chí ln là điều thu hút độc giả cùng với tiêu đề. Thiết kế hình thức đẹp, bắt mắt sẽ dễ thu hút người đọc, nhất là hình thức trên báo điện tử càng được thể hiện dễ dàng, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, ở 03 tờ báo được khảo sát, mỗi khi xây dựng tuyến bài phản biện, các báo chưa chú trọng về phần hình thức này, ít có nhóm bài được xây dựng như 1 chuyên đề và thiết kế nổi bật để bạn đọc dễ dàng nhận ra.

3.1.2. Vấn đề quản trị comment (bình luận) qua các bài viết phản biện về ngành điện chưa được các tòa soạn quan tâm định hướng, sàng lọc điện chưa được các tòa soạn quan tâm định hướng, sàng lọc

Bình luận của độc giả là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự quan tâm của độc giả đến vấn đề mà nhà báo đưa ra. Đây cũng là 1 dạng phản biện trực tiếp, nhanh chóng của độc giả đối với bài viết.

Trên nhiều tờ báo điện tử lớn, có uy tín, phần bình luận của công chúng được nhiều người đón đọc bởi sự sâu sắc, giàu thơng tin, qua đó có thể nắm bắt nhanh “dư luận” về bài viết, đơi khi đó cịn là ý kiến bổ sung cho bài viết. Bình luận trên báo điện tử khơng chỉ gói gọn trong việc “bình” và “luận” đối với các vấn đề dân sinh xã hội, hay chính sách... mà cịn là sự gửi gắm tâm tư, tình cảm của cơng chúng.

Bình luận dưới bài viết cũng đã trở thành một kênh tương tác hữu hiệu giữa các tòa soạn điện tử với người đọc. Bên cạnh đó, thơng tin từ những bình luận do độc giả đem lại có thể là gợi ý cho tòa soạn triển khai các đề tài tiếp theo.

Thậm chí, với những báo điện tử hàng đầu, phần bình luận của mỗi độc giả còn được bố trí mở ra một trang riêng. Ở đó, có chia ra các mục bình luận mới nhất, được quan tâm nhất, trả lời nhiều nhất, hay nhất. Nói cách khác, hoạt động bình luận, đưa ý kiến của độc giả trên báo điện tử gần như trở thành việc sản xuất một sản phẩm trên báo điện tử.

Hầu hết các báo điện tử đều xây dựng mục bình luận dưới mỗi bài viết qua việc thiết lập các tài khoản người dùng, ID, tài khoản Facebook/Google của mình để gửi bình luận trên các bài viết của báo điện tử.

Công chúng tiếp nhận, chia sẻ và phản hồi là thể hiện sự quan tâm của mình tới những vấn đề mà báo chí đăng tải, cơ quan báo chí coi đây là nguồn “nuôi đề tài” hoặc mở rộng đề tài, giúp vấn đề được đẩy lên mức cao hơn, dư luận chú ý nhiều hơn. Ở phạm vi hẹp, bình luận giúp tờ báo nâng cao vị thế và xây dựng đường hướng phát triển, cịn ở phạm vi rộng giúp cơng tác quản lý xã hội, quản lý đất nước và phản biện chính sách.

2 chủ đề “Giá điện” và “Xả lũ” đều nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả. Hầu hết các bài viết đều có comment của độc giả. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, ở các báo điện tử có mức độ người đọc cao như VnExpress, VietNamNet thì tỷ lệ bình luận của độc giả là nhiều nhất.

Qua các bài viết phản biện, phản hồi của độc giả tạo thành làn sóng thu hút lượt xem, thích và chia sẻ rộng rãi để nhiều người biết và phản biện. Có những phản biện đúng mực, cũng có những phản biện gay gắt. Tuy vậy, các tòa soạn báo chưa làm tốt việc định hướng, sàng lọc, dẫn dắt vấn đề để độc giả phản biện khoa học, văn minh và đúng mực về các vấn đề. Nhiều tịa soạn cịn trích ngun văn những phản biện a dua, nói xấu, moi móc, khơng vào trọng tâm của vấn đề. Những phản hồi nhằm nói cho đủ, nói cho sướng vẫn cịn nhiều dưới các bài viết phản biện cho thấy, các cơ quan báo chí đang thả nổi việc quản trị ý kiến độc giả mà chưa có những phản hồi dẫn dắt, định hướng độc giả như việc cung cấp thông tin đầy đủ hơn, khoa học và công tâm hơn với các vấn đề độc giả quan tâm…

3.1.3. Ngành điện thiếu chiến lược truyền thơng trong q trình xây dựng và ban hành chính sách hành chính sách

Cơng tác truyền thơng trong q trình xây dựng và ban hành chính sách về ngành điện thời gian qua còn nhiều hạn chế, ngành điện chưa tạo được sự đồng thuận, ủng hộ từ cộng đồng nhất là các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ và an tồn, mơi trường các nhà máy nhiệt điện. Cơng tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng điện năng...đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Ngành điện còn chưa chủ động cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên và đột xuất của ngành đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao chất lượng cung cấp cấp điện, đảm bảo điện mùa khơ, tiến độ các cơng trình dự án nhiệt điện.... Vào khoảng trong 5 năm từ 2014-2018 mà chúng tôi tiến hành khảo sát cho thấy, ngành điện cịn lúng túng, bị động khi xử lí và cung cấp thông tin liên quan đến các thơng tin minh bạch về tài chính, về sự cố của các hồ thủy điện, môi trường ở các nhà máy nhiệt điện, vấn đề tro xỉ các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường, xả lũ các hồ thủy điện mùa mưa... gây ra bức xúc, hoang mang trong dư luận xã hội. Công tác truyền thông của ngành điện thường đi sau một bước khi sự kiện đã xảy ra rồi, chứ chưa xây dựng được chiến lược hiệu quả để đối phó với khủng hoảng truyền thơng.

Bên cạnh đó sự phát triển của các cơ quan báo chí cũng như việc lan truyền rộng rãi các thơng tin trên mạng Internet trong tình hình hiện nay cũng là thách thức không nhỏ cho công tác truyền thông của ngành điện, địi hỏi tính chun nghiệp ngàu càng cao cho đội ngũ truyền thông của ngành điện. Sự lúng túng, thiếu chuyên nghiệp, bị động trong xử lý khủng hoảng truyền thông đã vấp phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc cung cấp thông tin thiếu nhất quán, thơng tin khơng chính thống đã đẩy cao “sự khủng hoảng” truyền thơng gây hình ảnh xấu cho ngành điện trong con mắt của công chúng, xã hội.

Hiện nay, 9 Tổng Công ty điện lực của EVN gồm: 3 Tổng Công ty phát điện (GENCO 1, GENCO2, GENCO3), 5 Tổng Công ty phân phối: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 1 Tổng Cơng ty truyền tải điện quốc gia) đều đã thành lập Ban Truyền thông. Công ty mẹ EVN

có Ban Truyền thơng EVN. Tuy nhiên, đội ngũ truyền thơng của EVN chưa chun nghiệp, có thể hiểu rõ về ngành điện nhưng diễn đạt và thực hiện lại không đáp ứng được mong đợi. Truyền thông EVN chưa chú trọng tuyên truyền những thành tựu về ngành trong hơn 30 năm sau đổi mới 1986 đến nay, cũng chưa truyền thông thành quả ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật của ngành điện Việt Nam. Những thành tựu về điện nơng thơn, đầu tư kéo điện phủ sóng tất cả các đảo trên cả nước, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm điện...Chính vì thế, khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, bạn đọc chỉ biết đến những hạn chế của ngành.

Trong q trình xây dựng và ban hành chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, ngành điện cần phối hợp với cơ quan chủ quản là Bộ Công thương cung cấp các thơng tin cần thiết cho báo chí, để truyền thơng định hướng q trình xây dựng và ban hành. Đồng thời tham mưu cho Bộ công thương cung cấp các thông tin chuyên ngành, từ đó tạo sự đồng thuận xã hội, cho người dân nắm được các chủ trương, lộ trình về hoạt động của ngành điện.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực điện lực, các hoạt động của ngành điện mà đại diện là EVN chịu ảnh hưởng lớn từ hiệu quả cơng tác truyền thơng của EVN. Chính vì vậy, ngành điện cần có chiến lược quan hệ truyền thơng ngắn hạn, dài hạn, theo chủ đề...nhằm cải thiện hình ảnh trước cơng chúng, giúp thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, tạo thiện cảm và thiện chí của cơng chúng. Phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, thực hiện các chương trình hành động được lập kế hoạch. Mục đích nhằm tạo chuyển biến về hình ảnh EVN từ trạng thái chưa nhận được sự đồng thuận cao như hiện nay thành hình ảnh tích cực, là một doanh nghiệp nhà nước có vai trị chủ lực trong đảm bảo hạ tầng cho phát triển kinh tế và có trách nhiệm với xã hội.

Thời điểm tiến hành khảo sát luận văn, chúng tôi nhận thấy EVN đã ban hành chiến lược truyền thông nhưng chiến lược này chưa thực sự phát huy hiệu quả đối với việc xây dựng và ban hành chính sách, thực thi và kiểm tra việc thực hiện chính sách. Chiến lược truyền thông của EVN mới chú trọng vào xử lý khủng hoảng một số sự kiện tiêu biểu, không chú trọng vào việc truyền thơng trước, trong khi ban hành chính sách, thực thi và kiểm tra việc thực hiện chính sách.

“Những năm gần đây, người dân đã ghi nhận dịch vụ của EVN được cải

thiện và ngày càng tốt hơn; tình trạng cắt điện đã giảm và có thơng báo trước để người dân chủ động. Đáng tiếc những ghi nhận này lại khơng hồn tồn do cơng tác truyền thông của EVN mà phần nhiều do khách hàng được thụ hưởng từ công tác dịch vụ khách hàng. Mặc dù, công tác truyền thông được phản ảnh từ thực tế nhưng sẽ có sự lan tỏa rộng khắp và hiệu quả hơn nếu như công tác truyền thông được phát huy đầy đủ.

Tại sao đa phần khách hàng sử dụng điện nhưng lại khơng biết gì về những đặc thù của ngành Điện. Tại sao rất nhiều người dân khơng hiểu vì sao các mặt hàng khác càng mua nhiều càng rẻ, chỉ riêng điện càng mua nhiều càng đắt. Tại sao EVN là doanh nghiệp khơng khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của mình…Tất cả những câu hỏi đó đã là câu trả lời về công tác truyền thông của EVN.

Các chuyên gia WB đã từng khuyến nghị, cùng với việc đảm bảo cung ứng điện an tồn và tin cậy, EVN cần đẩy mạnh cơng tác truyền thông, chủ động thông tin đến cộng đồng về các hoạt động, lĩnh vực của mình để người dân hiểu và chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phản biện xã hội trên báo điện tử về ngành điện (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)