1.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông
1.2.3. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Đặc điểm nhận thức về bản thân:
- Học sinh THPT tự đánh giá về bản thân mình mang tính tích cực, tốt đẹp và lành mạnh. Họ luôn mong muốn,khát khao đƣợc biết mình là ngƣời nhƣ thế nào? Tơi có năng lực gì? Tơi phải làm gì để trở nên tốt đẹp hơn? Chính sự tự ý thức này điều chỉnh, điều khiển hành, vi thái độ của mỗi học sinh trở nên có mục đích, có ý nghĩa. Do đó sự tự ý thức, tự đánh giá về bản thân đảm bảo tính ổn định trong định hƣớng hoạt động của các em sau này.
- Có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách.
Sự phát triển tự ý thức:
- Ở lứa tuổi học sinh THPT tự ý thức phát triển mạnh. Biểu hiện đặc trƣng là thanh niên nhận thức đƣợc những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Ở mức cao hơn, đó là khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức.
Sự tự đánh giá những phẩm chất cá nhân
- Học sinh THPT khao khát muốn biết họ là ngƣời nhƣ thế nào? Có năng lực gì? Để khẳng định và tự đánh giá mình, thanh niên có thể hành động theo 2 cách:
+ Thứ nhất là tự nguyện nhận những nhiệm vụ khó khăn, cố gắng hồn thành nó.
+ Thứ hai là ngầm so sánh mình với những ngƣời xung quanh, đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của ngƣời lớn, nhất là những ngƣời mà họ ngƣỡng mộ, lắng nghe ý kiến của những ngƣời xung quanh. Đôi khi các em cũng tự quan sát, tự
xem xét bản thân mình, tự phân tích về bản thân (thể hiện rõ trong việc ghi nhật kí của các em).
Tính tự trọng của học sinh THPT
Do những hạn chế về lứa tuổi, học sinh đầu tuổi thanh niên chƣa hoàn toàn đạt đƣợc tính tự trọng cao với những biểu hiện tích cực của nó. Ở các em, nhìn chung có lịng tự trọng cao song tính phê phán và sự phân tích chƣa cao. Chỉ bằng con đƣờng trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, dần dần những ngƣời trẻ tuổi mới đạt đƣợc những khả năng tự đánh giá mình và có lịng tự tin, tự trọng đúng mức với chính bản thân mình.
Sự phát triển của ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai
- Khác với tuổi nhi đồng và thiếu niên, học sinh THPT là những ngƣời đang học lớp cuối của hệ thống giáo dục phổ thông. Với họ, những câu hỏi: Học lên đại học hay học nghề gì, Vào trƣờng đại học nào, Nghề này mình thích nhƣng liệu có dễ xin việc khơng?...là những câu hỏi thƣờng xun làm họ bận tâm, vì việc chọn nghề gì sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đƣờng đời của họ, nên khác với thiếu niên, ý thức, thái độ lựa chọn nghề của học sinh THPT có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách.
Đặc điểm nhận thức xã hội và quan hệ xã hội (nhận thức về người khác):
- Quan hệ xã hội của lứa tuổi này chủ yếu vẫn là quan hệ trong môi trƣờng giáo dục của nhà trƣờng và ở đây môi trƣờng hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo chính của học sinh.
- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những ngƣời xung quanh (với ngƣời lớn và các bạn cùng tuổi).
- Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi, có tính đặc thù riêng - Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên phải ý thức đƣợc đặc điểm nhân cách của mình.
- Các em không chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tƣơng lai.
- Tính tích cực xã hội của học sinh THPT đƣợc tăng cƣờng do vị thế của các em trong gia đình, xã hội ngày càng có vị trí quan trọng nên nó có những đặc điểm và sắc thái mới:
- Sự hình thành thế giới quan của học sinh THPT, học sinh THPT đã có một q trình tích luỹ một hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi,...trong nhiều năm, nên đã có khả năng đúc kết những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận thế giới nhƣng chƣa đạt mức sâu sắc và bền vững.
- Ngồi ra các em cịn có mối quan hệ bạn bè, thầy cô và sự ảnh hƣởng rất lớn từ sự quan tâm trong môi trƣờng giáo dục của gia đình.
Đặc điểm về đời sống cảm xúc (tâm trạng, stress…)
- Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh lứa tuổi này rất phong phú và đa
dạng, Biểu hiện:
- Trong quan hệ tình cảm bạn bè: Ở lứa tuổi này sự giao lƣa bạn bè và nhóm bạn thân giữ vai trị quan trọng trong đời sống tình cảm của các em. Tình bạn ở độ tuổi học sinh THPT có cơ sở, có lí trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Đối với các em, bạn bè trở thành chỗ dựa tinh thần hết sức quan trọng, nhiều khi có giá trị trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn cũng nhƣ khi thành đạt.
- Trong quan hệ tình cảm gia đình: Nói chung, tình cảm của học sinh ở độ tuổi này thƣờng biểu lộ rõ tính tự lập, có nét riêng độc đáo của cái tơi tƣơng đối tự do. Các em thƣờng cho rằng ngƣời lớn không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng nhƣ sự trƣởng thành của họ. Bởi vậy, các em dễ có xu hƣớng lạnh nhạt xa lánh ngƣời lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi.
- Đời sống tình cảm của tuổi thanh thiếu niên rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc và bền vững hơn so với những tuổi thiếu niên, do nó đƣợc xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Nó đƣợc gắn với thế giới quan, lý tƣởng
và xu hƣớng nghề nghiệp đồng thời có sự đối chiếu với những nhu cầu đạo đức xã hội.
- Có nhiều đổi mới trong q trình phát triển cảm xúc, nội dung chất lƣợng của các rung động, thể nghiệm trở nên đa dạng và phong phú hơn nhiều, phạm vi gây nên cảm xúc đƣợc rõ nét, xúc cảm đƣợc phân hóa rõ rệt, khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của học sinh cũng đƣợc hình thành; Sự nhạy cảm, với các ấn tƣợng mới của đời sống và tính cởi mở đƣợc biểu hiện ở chỗ: các em bắt đầu có những rung động sâu sắc đối với các quan hệ qua lại trong gia đình, trong sinh hoạt, trong nhà trƣờng. Đặc biệt lứa tuổi này rất nhạy cảm với những rung động của ngƣời khác. Những rung động của các nhân vật văn học và cái đẹp trong nghệ thuật cũng gây ra cho các em một sự đáp ứng xúc cảm mạnh mẽ.
- Khác với những lứa tuổi trƣớc, các em ở lứa tuổi này thƣờng có sự đấu tranh mạnh mẽ giữa những tình cảm trái ngƣợc nhau, giữa lý trí và tình cảm trong đời sống nội tâm của các em. Ở đây các em đã có khả năng kìm chế và che dấu tình cảm của mình nhiều hơn tuổi thiếu niên.
- Tình cảm cao cấp ở lứa tuổi này phát triển mạnh, tình cảm xã hội lành mạnh, lớn lao đã bao trùm lên những tình cảm gia đình, cá nhân và chi phối những tình cảm đó. Cùng với sự phát triển của ý thức đạo đức, các tình cảm đạo đức đƣợc hình thành và phát triển, đây là thời kỳ hình thành tình cảm đạo đức tích cực nhất, lứa tuổi này đánh dấu sự phát triển tình cảm đa dạng và nhiều mặt nhất.
- Sự phát triển tình cảm của học sinh diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau, trong điều kiện xã hội hiện đại có rất nhiều yếu tố của môi trƣờng xã hội và môi trƣờng vật lý gây tác động xấu đến đời sống tình cảm của con ngƣời làm nảy sinh trạng thái căng thẳng (strees).
Khả năng thích nghi với thay đổi của mơi trường:
- Ở tuổi đầu thanh niên cịn dễ bị mang tính dễ bị kích thích và biểu hiện của nó cũng nhƣ tuổi thiếu niên, ở tuổi này kích thích khơng phải do sinh lý mà còn do
cách sống của cá nhân ở độ tuổi này; (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong hoạt động học tập, lao động, vui chơi…).
- Khả năng thích nghi là một phẩm chất tích cực của con ngƣời thể hiện ở chỗ luôn vƣơn lên thích ứng, hồ nhập với những điều kiện, hồn cảnh, môi trƣờng mới để không ngừng phát triển
- Biết học tập và rèn luyện để có khả năng thích nghi, tính linh hoạt, tính sáng tạo. Biết đánh giá khả năng thích nghi, linh hoạt, sáng tạo của bản thân và của ngƣời khác.
- Có ý thức rèn luyện để có khả năng thích nghi tích cực hƣớng tới sự phát triển. Khơng đồng tình với những hành vi yếu đuối, cam chịu, phó mặc cho số phận trong cuộc sống, trong học tập và lao động.
1.2.4. Khái niệm trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông
Kết hợp hai khái niệm trên, có thể hiếu TTCX của học sinh THPT là năng lực
phi nhận thức của học sinh THPT, thể hiện qua năng lực hiểu mình và người khác, quản lý cảm xúc của mình, năng lực quan hệ tốt với người khác và thích nghi, ứng phó với mơi trường xung quanh để các em thành công hơn trong việc xử lý những địi hỏi của mơi trường.
Trong khái niệm trên có thể thấy một số điểm cơ bản trên:
- TTCX một loại năng lực, khái niệm bao hàm nội dung liên quan đến năng lực phi nhận thức. Nó đƣợc phân biệt với năng lực nhận thức, hay năng lực tƣ duy.
- TTCX có thể học đƣợc và phát triển trong quá trình trải nghiệm và rèn luyện, học tập trong cuộc sống của học sinh THPT
- TTCX đƣợc thể hiện qua các dạng năng lực nhƣ hiểu mình và ngƣời khác, quản lý cảm xúc bản thân, quan hệ tốt với ngƣời khác, thich nghi và ứng phó với mơi trƣờng xã hội xung quanh.
- Kết quả của TTCX là sự thành công trong việc giải quyết và xử lý các đòi hỏi từ môi trƣờng xã hội.