Theo quan điểm của lý thuyết TTCX BarOn, tâm trạng chung là một yếu tố cần đƣợc xem xét khi đánh giá trí tuệ cảm xúc của một cá nhân một cách đúng mức. Theo ơng, trí tuệ cảm xúc và tâm trạng chung có liên quan mạnh mẽ. Cá nhân với trí tuệ cảm xúc cao của thƣờng lạc quan hơn (và ít khó chịu) so với cá nhân với mức độ thấp hơn. Ngƣợc lại, những cá nhân bi quan và / hoặc hay cảm thấy khó chịu (hoặc trầm cảm) thƣờng tự đánh giá TTCX của họ họ thấp hơn.
Theo BarOn, tâm trạng chung là trạng thái cảm xúc chung mà con ngƣời thƣờng duy trì. Nó bao gồm tính lạc quan – bi quan, tức là ln nhìn nhận cuộc sống ở mặt sáng hay mặt tối của nó, và cảm nhận niềm hạnh phúc, sự vui vẻ của cuộc sống.
Trong phần này, nghiên cứu sẽ làm rõ tƣơng quan của tâm trạng chung với TTCX tổng hợp, và với từng thành phần của TTCX đó.
Tương quan của TTCX tổng hợp với tâm trạng chung
Kết quả khảo sát tƣơng quan của TTCX với tâm trạng chung của học sinh THPT đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1 sau đây.
Kết quả cho thấy, tƣơng quan giữa TTCX và tâm trạng chung là tƣơng quan thuận với r = 0.50 . Mối tƣơng quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01. Độ lớn của hệ số tƣơng cho thấy đây là mối quan hệ tƣơng đối mạnh, và chặt chẽ. Ý nghĩa của hệ số tƣơng quan này là ngƣời có điểm TTCX càng cao là ngƣời càng có khả năng duy trì tinh thần lạc quan, và cảm nhận đƣợc hạnh phúc trong cuộc sống và ngƣợc lại, ngƣời có điểm TTCX càng thấp là ngƣời càng có tâm trạng bi quan và khó cảm nhận đƣợc niềm vui, hạnh phúc từ cuộc sống.
0.50**
Sơ đồ 3.1 Tương quan của TTCX với tâm trạng chung
Kết quả này phù hợp với quan điểm của BarOn đƣa ra, rằng TTCX có khả năng liên quan và giải thích cho tinh thần lạc quan, và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của con ngƣời.
Tương quan của các thành phần của TTCX với tâm trạng chung
Kết quả khảo sát mối tƣơng quan giữa các thành phần của TTCX với tâm trạng chung đƣợc hiển thị ở sơ đồ 3.2 sau đây.
Kết quả phân tích tƣơng quan cho thấy tâm trạng chung có tƣơng quan thuận có ý nghĩa thống kê với 3 thành phần của TTCX là năng lực nội cá nhân, năng lực liên cá nhân và khả năng thích nghi. Tâm trạng chung khơng có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với khả năng quản lý stress.
Trí tuệ cảm xúc
Tâm trạng chung
0.26** 0.48**
0.12 0.42**
Sơ đồ 3.2 Tương quan các thành phần TTCX với tâm trạng chung
Trong các mối tƣơng quan có ý nghĩa thì tâm trạng chung có tƣơng quan tƣơng đối mạnh với năng lực liên cá nhân và khả năng thích nghi (với hệ số tƣơng quan đều lớn hơn 0.4, và p < 0.01), có tƣơng quan yếu với năng lực nội cá nhân (r = 0.26, p < 0.01). Điều đó có nghĩa là, những học sinh có khả năng duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, có khả năng thích nghi, ứng phó hiệu quả với thay đổi môi trƣờng, có khả năng hiểu cảm xúc của mình càng cao thì họ càng có tâm trạng tích cực, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, càng có cái nhìn lạc quan với cuộc sống hơn. Ngƣợc lại, những học sinh có những năng lực trên càng kém thì càng có tâm trạng bi quan, càng khơng có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Với năng lực quản lý stress, tâm trạng chung không thấy xu hƣớng này.
Nhƣ vậy, kết quả này đã cho thấy rằng ở học sinh THPT nƣớc ta, TTCX có mối tƣơng quan với tâm trạng chung, có liên hệ với cảm nhận hạnh phúc và duy trì trạng thái lạc quan trong cuộc sống. Kết quả này cũng xác nhận mối quan hệ giữa TTCX và tâm trạng chung mà lý thuyết của BarOn đã nêu trên mẫu nghiên cứu của Việt Nam. Tâm trạng chung Nội cá nhân Liên cá nhân Quản lý stress Thích nghi