Lý thuyết Trí tuệ cảm xúc của BarOn trong hệ thống các lý thuyết về trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

1.3.2 Lý thuyết Trí tuệ cảm xúc của BarOn trong hệ thống các lý thuyết về trí tuệ cảm xúc. trí tuệ cảm xúc.

Cho đến nay, trải qua gần 30 năm nghiên cứu, có ít nhất 3 mơ hình hay 3 dịng lý thuyết nổi bật về trí tuệ cảm xúc khác nhau: Lý thuyết TTCX thuần năng lực (ability EI model hoặc ability-based model); Lý thuyết TTCX nét nhân cách (trait EI model) và lý thuyết TTCX hỗn hợp (mixed model of EI). Mỗi lý thuyết đƣa ra cách hiểu và cấu trúc TTCX khác nhau.

Theo mơ hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực, trí tuệ cảm xúc phản ánh năng lực tinh thần của con ngƣời, và là một dạng của năng lực nhận thức. Mơ hình đầu tiên đƣợc đề xuất bởi các tác giả Mayer, Caruso, Salovey (1997,1999 [30,tr. 267- 298], 2000, 2002) với cấu trúc 4 nhánh của trí tuệ cảm xúc. Đó là 1/Tri giác, đánh giá và biểu hiện cảm xúc; 2/Tạo điều kiện về mặt cảm xúc cho tƣ duy ; 3/ Hiểu và phân tích cảm xúc, sử dụng kiến thức có tính cảm xúc ; và 4/ Điều chỉnh cảm xúc để thúc đẩy sự phát triển về mặt cảm xúc và trí tuệ. Mỗi nhánh lại bao gồm những năng lực thành phần khác nhau. Theo các tác tác giả, mỗi nhánh đƣợc sắp xếp theo các quá trình tâm lý từ thấp/cơ bản cho đến cao hơn, đƣợc tích hợp nhiều hơn về mặt tâm lý.

Theo mơ hình trí tuệ cảm xúc nét tính cách, TTCX là “một chùm những tri giác về bản thân trên nền tảng cảm xúc, nằm ở các cấp độ thấp hơn trong nhân cách” (Petrides và Furnham, 2000, [tr. 213]). TTCX nét tính cách đƣợc nghiên cứu trong khn khổ tính cách. Bản thân các tác giả cũng gọi TTCX nét tính cách là cái tơi cảm xúc hiệu quả. TTCX dựa trên nét tính cách bao gồm nhiều khía cạnh (với ngƣời lớn): 1/ Hồ đồng/thân thiện (gồm Tính thích nghi, Tự tạo động cơ cho bản thân, Quyết đoán, Quản lý cảm xúc ngƣời khác và Kỹ năng xã hội); 2/ Đa cảm

(gồm Thể hiện cảm xúc, Kỹ năng quan hệ, Đồng cảm và Tri giác cảm xúc bản thân và của ngƣời khác; 3/ Kiểm sốt bản thân (gồm Tính bột phát thấp, Quản lý stress, và Điều chỉnh cảm xúc) và 4/ Trạng thái khoẻ mạnh (về tâm lý)/hạnh phúc (gồm Tự trọng, Hạnh phúc và Lạc quan).

Mơ hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp quan niệm TTCX là một hình thức trí tuệ hỗn hợp bao gồm năng lực nhận thức và nét tính cách. Vì thế, nó đƣợc gọi là hỗn hợp. Ở đây có hai mơ hình nổi bật của Goleman và Bar-On.

Mơ hình của Goleman (1995, 1998) tập trung xem xét yếu tố nhận thức và tính cách ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự thành cơng trong cơng việc. Ơng coi TTCX nhƣ một loạt các kỹ năng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức. Các thành phần của mơ hình này là: 1/ Ý thức bản thân (năng lực “đọc” đƣợc cảm xúc

của mình và nhận ra tác động của nó trong khi sử dụng những xúc cảm thực sự để đi tới các quyết định); 2/ Quản lý bản thân (liên quan đến kiểm sốt cảm xúc và cơn bột phát và thích nghi với các tình huống thay đổi); 3/ Ý thức xã hội (năng lực cảm nhận, hiểu và phản ứng đối với cảm xúc của ngƣời khác); và 4/ Quản lý quan hệ

(năng lực tạo cảm ứng, ảnh hƣởng và phát triển ngƣời khác). Trong mỗi hợp phần TTCX trên đây, có nhiều kỹ năng cảm xúc thành phần.

Mơ hình thứ hai trong cách tiếp cận này là của Bar On (1988, 1997, 2000, 2005, 2006). Mơ hình này tập trung xem xét yếu tố nhận thức và tính cách ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cảm nhận hạnh phúc cá nhân. Một số luận điểm cơ bản của lý thuyết này sẽ đƣợc trình bày ở các mục dƣới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)