Nghiên cứu trí tuệ cảm xú cở trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 28 - 29)

1.1. Tổng quan nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc

1.1.2- Nghiên cứu trí tuệ cảm xú cở trong nƣớc

Ở Việt nam, những nghiên cứu về TTCX còn chƣa nhiều. Có thể liệt kê một số thành tựu bƣớc đầu về vấn đề này.

Khởi đầu từ chƣơng trình khoa học xã hội cấp Nhà nƣớc KX-07 do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm từ 1997 rồi chƣơng trình KX-05 (2001-2005), TTCX đƣợc xem xét trên cả ba bình diện: trí tuệ, cảm xúc, và sáng tạo. Bộ trắc nghiệm MSCEIT đã đƣợc thích ứng và sử dụng đo lƣờng trên mẫu là 3.741 học sinh phổ thông, sinh viên, ngƣời lao động trẻ Việt Nam. Chẳng hạn, kết quả test dùng MSCEIT TCXT để nghiên cứu EQ của học viên tại Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh (2007) cho thấy, học viên có điểm EQ cao thƣờng đƣợc chọn vào “nhóm công tác” để đi thực tế địa phƣơng; không có ai đƣợc bạn cùng lớp chọn vào nhóm mà có điểm EQ thấp (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2007).

Cùng tiến hành tác động thực nghiệm, nếu luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung (2008 [1]) đi sâu tìm hiểu trí tuệ cảm xúc với công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học cơ sở và con đƣờng nâng cao loại trí tuệ này thì Dƣơng Thị Hoàng Yến (2010 [5]) quan tâm đến trí tuệ cảm xúc ở giáo viên Tiểu học, còn luận án (2012 [4]) Nguyễn Thị Thanh Tâm lại chú tâm vào ảnh hƣởng của nó đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ biểu hiện từ 4 nhóm năng lực: năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc trong giao tiếp công vụ; năng lực sử dụng các cảm xúc để hỗ trợ, thúc đẩy tƣ duy nhằm tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp công vụ; năng lực thấu hiểu và hiểu biết phân tích các cảm xúc diễn ra trong giao tiếp và liên quan đến

quá trình giao tiếp; năng lực quản lý các cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhằm đạt đƣợc các mục tiêu quản lý của tổ chức [4, tr.80].

Qua nghiên cứu cho thấy giáo viên tiểu học có năng lực hiểu xúc cảm của học sinh, cha mẹ học sinh nhƣng năng lực xem xét các vấn đề đa chiều, năng lực sử dụng xúc cảm để thúc đẩy tƣ duy học sinh, năng lực quản lý xúc cảm bản thân, quản lý xúc cảm ngƣời khác còn hạn chế.

Đáng chú ý, luận án của Phan Trọng Nam (2011) tập trung trí tuệ cảm xúc của sinh viên Sƣ phạm; theo đó, trong các kết quả đánh giá của giảng viên về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên Sƣ phạm thì năng lực kiểm soát xúc cảm đƣợc đánh giá là yếu nhất, kế đến là năng lực hiểu cảm xúc; điều này phù hợp với kết quả tự đánh giá của sinh viên về mức độ biểu hiện cảm xúc của bản thân trong các hoạt động ở trƣờng Sƣ phạm [2, tr. 127].

Nhƣ thế, dù chủ yếu nghiêng sang mảng ứng dụng và mới đặt chân vào lĩnh vực còn nhiều khía cạnh đòi hỏi phải tìm hiểu rất nhiều này, song giới nghiên cứu trong nƣớc đã thành tựu nhất định đáng giá, đem lại thuận lợi cho những ai quan tâm bởi việc chuẩn hóa các bộ công cụ đo lƣờng trí tuệ cảm xúc dựa trên các mô hình cơ bản. Mặt khác, trí tuệ cảm xúc của học sinh phổ thông trung học còn là mảng đề tài chƣa đƣợc khai thác trong tình hình thực tiễn đòi hỏi đổi mới cấp bách và toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà.

Qua nghiên cứu của các tác giả nêu trên chúng tôi thấy các nghiên cứu đƣợc tiến hành theo lý thuyết TTCX thuần năng lực, chủ yếu nghiên cứu ở ngƣời lớn và với các nhóm nghề nghiệp khác nhau, chƣa nghiên cứu TTCX ở trẻ em nói chung và học sinh nói riêng. Những kết quả nghiên cứu TTCX chƣa đƣợc nghiên cứu dƣới ánh sáng của các lý thuyết khác về TTCX; ví dụ nhƣ thuyết về TTCX của BarOn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)