Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

1.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông

1.2.1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc theo Merlevede, Bridoux & Vandamme (2000) [29] là tập hợp các kỹ năng ngƣời ta học hỏi đƣợc ít nhiều một cách trực giác. Le Roux & De Klerk (2003) xác định TTCX nhƣ là kiểu dạng trí thơng minh xã hội và cá nhân, có thể mơ tả nhƣ là khả năng tri nhận, hiểu biết và phản ứng với cảm xúc của bản thân và của những ngƣời khác; năng lực phân biệt giữa các cảm xúc và việc gọi tên chúng; quản lý cảm xúc là năng lực biểu đạt và kiểm sốt thích hợp cảm xúc; năng lực lắng nghe ngƣời khác, thấu cảm với họ và truyền thông thật hiệu quả các suy tƣ, ý nghĩ; năng lực dùng thông tin để định hƣớng suy nghĩ và hành động đủ để ngƣời ta sống ổn thỏa, có động lực và mục tiêu trong tâm trí (mối quan hệ giữa ý nghĩ, cảm xúc và hành vi).

Thuật ngữ TTCX, theo quan điểm của hai nhà tâm lý học Mĩ Peter Salovey và John Meyer, bao gồm khả năng tiếp nhận, đánh giá và biểu hiện xúc cảm khi định hƣớng suy nghĩ, khả năng hiểu xúc cảm và nhận biết xúc cảm, khả năng điều khiển và định hƣớng xúc cảm nhằm mục đích phát triển trí tuệ và xúc cảm.(dẫn theo Nguyễn Huy Tú, [6, tr.42]).

Trí tuệ cảm xúc rất gần gũi với hai dạng trí tuệ nội cá nhân và liên cá nhân mà Howard và Gardner đã phân tích trong thuyết “Trí tuệ đa dạng” của mình. Hiểu một cách đơn giản thì Trí tuệ cảm xúc là khả năng đọc cảm xúc và hiểu cảm xúc của bản thân hay của ngƣời khác.

Theo Edward De Bono, trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ giúp cá nhân, đi sâu phân tích, khám phá và làm bộc lộ cảm xúc của chủ thể ra ngồi.

H.Steve cho rằng, trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kĩ năng quản lý cảm xúc có đƣợc do tự học hỏi, nhằm giúp con ngƣời có đƣợc hạnh phúc trong cuộc sống

Với Daniel Goleman, trí tuệ cảm xúc bao gồm năng lực tự kiềm chế, kiểm sốt lịng nhiệt tình, sự kiên trì và năng lực tự thơi thúc bản thân mình. Đó là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân, của ngƣời khác, khả năng

phân biệt chúng và sử dụng các thông tin nhằm định hƣớng suy nghĩ và hành động của mình.

Nhà tâm lý học ngƣời Mĩ Bar-On cho rằng: trí tuệ cảm xúc là một dãy các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng có ảnh hƣởng đến khả năng thành cơng của một ngƣời trong hồn cảnh ngƣời đó phải đƣơng đầu với những yêu cầu và sức ép từ môi trƣờng (Bar-On, 1997).

Theo quan điểm của Bar-On (1997[8], 2000 [9, tr.363-388], 2006 [10, tr.13- 25]), TTCX đƣợc thể hiện ở việc hiểu mình và ngƣời khác, quan hệ tốt với ngƣời khác và thích nghi, ứng phó với mơi trƣờng xung quanh để thành công hơn trong việc xử lý những địi hỏi của mơi trƣờng (Bar-On 1997).

Nhƣ một dạng thức của trí tuệ nói chung tách khỏi trí tuệ nhận thức, TTCX phản ánh tiềm năng của một cá nhân có hành xử thơng minh, thích nghi làm nâng cao hơn sự thành công cá nhân, hạnh phúc và trạng thái an lạc (well-being) nói chung. Cấu trúc TTCX cũng diễn bày sự địi hỏi các kỹ năng tâm lý và các nguồn lực cần thiết để giải quyết với các tác nhân gây stress và thách thức hàng ngày.

Có đƣợc TTCX cao, con ngƣời có khả năng nhận biết và quản lý tốt cảm xúc của mình, nhận biết và hiểu cảm xúc ở ngƣời khác, có quan hệ tốt với mọi ngƣời, đƣa ra các quyết định tốt, ứng xử có đạo đức và tinh thần trách nhiệm, phát triển các mối quan hệ tích cực, và tránh các hành vi tiêu cực (Ellias et al., 1997).

Tổng hợp các cách hiểu ở trên, và với mục đích kiểm chứng cấu trúc TTCX của BarOn, nghiên cứu này thống nhất rằng TTCX là năng lực phi nhận thức thể hiện qua năng lực hiểu mình và người khác, quản lý cảm xúc của mình, năng lực quan hệ tốt với người khác và thích nghi, ứng phó với mơi trường xung quanh để thành công hơn trong việc xử lý những địi hỏi của mơi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)