So sánh trí tuệ cảm xúc của học sinh theo giới tính và theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 73)

3.4.1 So sánh theo giới tính

Kết quả so sánh TTCX của học sinh nam và nữ đƣợc hiển thị ở bảng 3.8 nhƣ sau:

Bảng 3.8: Trí tuệ cảm xúc của học sinh theo giới nam – nữ

Các thành phần Giới tính Điểm

trung bình Độ lệch chuẩn p

Năng lực nội cá nhân

Nam 14.66 3.05 p> 0.05

Nữ 14.39 2.66

Năng lực liên cá nhân

Nam 36.15 4.61 p> 0.05

Nữ 36.65 4.00

Năng lực quản lý stress Nam 33.82 5.43 p< 0.05 Nữ 32.40 5.45 Khả năng thích nghi Nam 27.45 4.94 p< 0.01 Nữ 25.49 3.99 EQ tổng hợp Nam 55.14 5.69 p< 0.01 Nữ 53.51 4.94

Số liệu cho thấy có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ chỉ ở một số mặt nhƣ: năng lực quản lý stress, khả năng thích nghi và TTCX chung. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Cụ thể: ở cả 3 nội dung trên, học sinh nam đều có điểm cao hơn học sinh nữ. Tức là học sinh nam có khả năng quản lý stress tốt hơn, có khả năng thích nghi với thay đổi cao hơn cũng nhƣ có TTCX cao hơn học sinh nữ trong mẫu nghiên cứu. Sự

khác biệt tuy không cao trên thang đánh giá nhƣng có ý nghĩa về mặt thống kê, đủ cho phép kết luận về sự khác biệt này.

Trong khí đó, ở năng lực nội cá nhân và liên cá nhân, khơng có những bằng chứng cho thấy nam và nữ khác nhau. Có thể nói rằng, học sinh nam và học sinh nữ trong mẫu nghiên cứu có khả năng hiểu và biểu đạt cảm xúc của mình, có khả năng hiểu và đồng cảm với ngƣời khác nhƣ nhau.

Nhƣ thế, số liệu cho thấy rằng, nhìn chung, TTCX của nam và nữ khác nhau chủ yếu ở khía cạnh quản lý stress và khả năng thích nghi.

3.4.2 So sánh theo lứa tuổi

Kết quả so sánh TTCX và các thành phần của nó theo lứa tuổi đƣợc hiển thị ở bảng 3.9 dƣới đây:

Bảng 3.9: So sánh TTCX và các thành phần của nó theo lứa tuổi

Các thành phần

1998 - 16 Tuổi 1997 - 17 Tuổi 1996 - 18 Tuổi p

TB SD TB SD TB SD Nội cá nhân 14.22 2.98 14.47 2.81 14.83 2.76 > 0.05 Liên cá nhân 35.18 4.09 37.35 4.11 36.67 4.43 < 0.01 Quản lý stress 31.45 5.23 34.29 5.28 33.41 5.55 < 0.01 Khả năng thích nghi 25.10 4.55 27.02 4.48 27.12 4.45 < 0.01 EQ tổng hợp 52.21 5.26 55.43 5.02 55.13 5.28 < 0.01

Kết quả cho thấy rằng, trừ yếu tố năng lực cảm xúc nội cá nhân, các thành phần khác của TTCX cũng nhƣ TTCX tổng hợp có sự khác biệt rõ rệt theo lứa tuổi, và sự khác biệt biệt theo xu hƣớng, càng lớn tuổi hơn thì điểm số của các thang đo càng cao hơn, tức là học sinh càng có năng lực cảm xúc tốt hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt về năng lực cảm xúc có ý nghĩa thống kê phần lớn xuất hiện giữa trẻ 16 và 17 tuổi. TTCX giữa trẻ 17 và 18 tuổi khơng có khác biệt lớn.

Kết quả này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu sự phát triển TTCX của trẻ, cũng nhƣ là cơ sở để phân mức điểm giữa các lứa tuổi khi thích nghi trắc nghiệm này.

3.4.3 So sánh trí tuệ cảm xúc theo giới ở mỗi lứa tuổi

Kết quả so sánh TTCX theo tuổi và giới một cách độc lập nhƣ trên chƣa cho biết, liệu trong cùng 1 lứa tuổi, nam và nữ có khác nhau về năng lực cảm xúc hay khơng. Phép phân tích tiếp theo là so sánh TTCX của học sinh nam và nữ trong cùng một lứa tuổi. Kết quả so sánh đƣợc hiển thị ở các bảng dƣới đây.

Học sinh 16 tuổi:

Ở tuổi này, các em chủ yếu đang học lớp 10 THPT.

Bảng 3.10: So sánh TTCX và các thành phần của nam và nữ ở lứa 16 tuổi

Các thang đo Giới tính

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p Nội cá nhân Nam 14.85 3.33 p > 0.05 Nữ 13.95 2.80 Liên cá nhân Nam 34.57 4.96 p > 0.05 Nữ 35.42 3.69 Quản lý stress Nam 31.81 5.60 p > 0.05 Nữ 31.30 5.12 Khả năng thích nghi Nam 26.67 5.81 p < 0.1 Nữ 24.46 3.79 EQ tổng hợp Nam 53.60 6.59 p> 0.05 Nữ 51.66 4.57

Kết quả ở bảng trên cho thấy rằng, ở tuổi 16, học sinh nam và học sinh nữ khác nhau rõ nét ở khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng (với p <

0.1). Điểm số chỉ ra rằng học sinh nam có khả năng thích nghi cao hơn nữ một cách có ý nghĩa. Trong khi đó, chúng khơng khác nhau mấy ở năng lực cảm xúc nội cá nhân, năng lực liên cá nhân, năng lực quản lý stress cũng nhƣ chỉ số EQ tổng hợp chung. Hay nói rõ hơn, dù nữ có cao hơn nam ở điểm năng lực nội cá nhân thì điều đó cũng khơng làm nên sự khác biệt về TTCX nói chung giữa 2 giới này.

Học sinh 17 tuổi

Kết quả so sánh TTCX giữa nam và nữ của lứa tuổi này cho thấy, chúng chỉ khác nhau ở năng lực cảm xúc nội cá nhân. Các năng lực khác và TTCX tổng hợp nói chung đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ.

Bảng 3.11: So sánh TTCX và các thành phần của nam và nữ lứa tuổi 17.

Các thang đo Giới

tính Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p Nội cá nhân Nam 14.07 3.02 p < 0.1 Nữ 15.02 2.42 Liên cá nhân Nam 36.78 4.51 p > 0.05 Nữ 38.11 3.43 Quản lý stress Nam 34.66 4.95 p> 0.05 Nữ 33.80 5.73 Khả năng thích nghi Nam 26.92 4.90 p > 0.05 Nữ 27.14 3.89 EQ tổng hợp Nam 54.95 5.42 p > 0.05 Nữ 56.06 4.40

Kết quả này chỉ ra rằng, ở lứa tuổi 17, học sinh nữ có điểm năng lực cảm xúc nội cá nhân cao hơn các em nam một cách có ý nghĩa (với p < 0.1). Điều đó có

thái cảm xúc của mình hơn các em nam. Trong khí đó, cả nam và nữ đều nhƣ nhau ở năng lực liên nhân cách, năng lực quản lý stress, khả năng thích nghi cũng nhƣ TTCX tổng hợp nói chung.

Học sinh 18 tuổi

Ở tuổi 18, các em học sinh đang học lớp cuối cùng của bậc phổ thông. Đây là thời điểm là các em phải quan tâm đến tƣơng lai của mình hơn, áp lực thi cử và chọn lựa cao hơn và cấp thiết hơn các lớp khác trong cùng bậc học.

Bảng 3.12: So sánh TTCX và các thành phần của nam và nữ lứa tuổi 18.

Các thang đo Giới

tính Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p Nội cá nhân Nam 15.11 2.88 p > 0.05 Nữ 14.45 2.56 Liên cá nhân Nam 36.30 4.42 p > 0.05 Nữ 37.18 4.44 Quản lý stress Nam 33.93 5.63 p > 0.05 Nữ 32.72 5.44 Khả năng thích nghi Nam 28.32 4.46 p < 0.05 Nữ 25.52 3.94 EQ tổng hợp Nam 56.02 5.42 p < 0.05 Nữ 53.93 4.89

Kết quả cho thấy ở tuổi này, các em nam và nữ khác nhau ở khả năng thích nghi và ở chỉ số EQ tổng hợp một cách có ý nghĩa về mặt thống kê. Các yếu tố khác trong TTCX khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Dữ liệu chỉ ra rằng, các em nam 18 tuổi có khả năng thích nghi cao hơn các em nữ, và do đó, có chỉ số EQ tổng hợp cao hơn. Xu hƣớng này cũng giống nhƣ ở tuổi 17.

Nhƣ vậy, số liệu so sánh giới tính trong mỗi lứa tuổi đã làm rõ hơn xu hƣớng gần tƣơng tự nhƣ nhau giữa nam và nữ ở nhiều loại năng lực thành phần của TTCX. Sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ ở TTCX khi các em ở lứa tuổi 17, 18, và sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt về TTCX nói chung giữa chúng. Xu hƣớng khác biệt giới về nhiểu thành phần của TTCX gần nhƣ bị xóa nhịa khi xem xét ở từng lứa tuổi, tuy nhiên, sự trội hơn của các em nam 17, 18 tuổi tuy chỉ ở một thành phần là khả năng thích nghi cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể về TTCX chung giữa hai giới.

Phân tích so sánh TTCX theo giới tính và theo lớp tuổi cho thấy xu hƣớng khác biệt theo lứa tuổi đƣợc tìm thấy rõ nét ở tuổi 16 so với tuổi 17 và 18. Sự khác biệt theo giới không thể hiện rõ rệt và đều khắp giữa các thành phần của TTCX.

3.5 Mối tƣơng quan của trí tuệ cảm xúc với lịng tự tin, tự đánh giá bản thân và thành tích ở trƣờng học

Tự tin và tự đánh giá về bản thân là hai đặc điểm của nhân cách. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối tƣơng quan giữa TTCX với tính tự tin, cũng nhƣ với tự đánh giá bản thân. Trong nhiều nghiên cứ, mối quan hệ giữa TTCX với thành tích, thành cơng ở con ngƣời cũng đƣợc xác nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở học sinh THPT, mối quan hệ giữa chúng nhƣ thế nào? Đó là câu hỏi đƣợc đặt ra ở phần này.

Tương quan giữa TTCX với tính tự tin

Tính tự tin thể hiện cách con ngƣời tin tƣởng vào bản thân mình, nhìn nhận về bản thân mình với thái độ dƣơng tính. Một con ngƣời tự tin là ngƣời cảm thấy hài lòng, tự hào về bản thân, nhận thấy mình có điểm tốt, có ích và nói chung, có thái độ tích cực về bản thân. Trong khi đó, TTCX là một loại năng lực về cảm xúc, giúp con ngƣời có cảm nhận tích cực và có niềm vui sống.

Kết quả khảo sát tƣơng quan của TTCX với tính tự tin đƣợc hiển thị ở sơ đồ dƣới đây.

- Tính tự tin có tƣơng quan thuận và tƣơng đối mạnh với TTCX nói chung. Mối tƣơng quan này có ý nghĩa về mặt thống kê p < 0.01. Điều này có nghĩa là những học sinh có trí tuệ cảm xúc càng cao thì càng tự tin, và ngƣợc lại, càng có TTCX thấp thì càng thiếu tự tin.

Sơ đồ 3.3: Tương quan giữa tính tự tin với TTCX (EQ)

Ghi chú:

(1) Các chữ số đi liền với tên các yếu tố của TTCX là hệ số tƣơng quan tƣơng ứng giữa chúng với tính tự tin.

(2) Các dấu ** có nghĩa là: hệ số tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p<0.01

- Cụ thể hơn, tính tự tin có tƣơng quan thuận với năng lực liên cá nhân, với khả năng quản lý stress ở mức độ tƣơng đối mạnh, và với khả năng thích nghi ở mức độ tƣơng đối yếu. Điều đó nói lên rằng, trẻ càng có khả năng hiểu và đồng cảm với ngƣời khác, có khả năng kiềm chế và quản lý tốt sự căng thẳng của mình và có khả năng thích nghi cao với những thay đổi của mơi trƣờng thì chúng càng tự tin hơn và ngƣợc lại, trẻ càng khơng có hoặc ít có khả năng đó, trẻ càng ít tự tin hơn.

- Năng lực cảm xúc nội cá nhân, tức là khả năng hiểu và biểu đạt cảm xúc của mình với ngƣời khác khơng có tƣơng quan với tính tự tin.

Kết quả này nhìn chung đã chỉ ra những minh chứng để chứng minh cho lý thuyết của BarOn về TTCX nghiên cứu trên mẫu học sinh Việt nam. Đó là, TTCX có quan hệ với tính tự tin, trong đó học sinh có TTCX càng cao thì càng tự tin hơn. Đồng thời, kết quả không xác nhận nhƣ vậy với thành phần Năng lực cảm xúc nội cá nhân. Đây là điều cần nghiên cứu thêm trêm mẫu khác để có kết luận chính xác hơn.

Tương quan giữa TTCX với Tự đánh giá bản thân (TĐGBT)

Tự đánh giá bản thân thể hiện cách con ngƣời nhìn nhận, đánh giá cái tơi của mình trong mọi mặt của cuộc sống. Nó khá gần gũi với tính tự tin bởi đều là sự nhìn nhận về bản thân. Tuy nhiên, tính tự tin thiên về khía cạnh thái độ đối với bản thân hơn là khía cạnh đánh giá.

Trong nghiên cứu này, tự đánh giá bản thân đƣợc xem xét trên 6 khía cạnh, thể hiện ở: cái tôi xã hội, cái tơi gia đình, cái tôi học đƣờng, cái tôi tƣơng lai, cái tôi cảm xúc, và cái tơi thể chất.

Phân tích tƣơng quan của TTCX với tự đánh giá bản thân đƣợc xem xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất là tƣơng quan giữa tự đánh giá bản thân với TTCX chung cũng nhƣ với từng thành phần của TTCX. Thứ hai, xem xét tƣơng quan của TTCX chung với từng thành phần của tự đánh giá.

Tương quan của Tự đánh giá với TTCX và các mặt của nó

Kết quả phân tích tƣơng quan giữa tự đánh giá với TTXC và các mặt của nó đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau đây.

Số liệu cho thấy nhƣ sau:

- Tự đánh giá có tƣơng quan thuận và tƣơng đối mạnh với TTCX. Hệ số tƣơng quan r = 0.44, p < 0.01. Điều này có nghĩa là TTCX càng ở mức cao, trẻ càng có tự đánh giá dƣơng tính về bản thân mình, và ngƣợc lại, những trẻ có TTCX thấp là những trẻ có đánh giá về mình một cách âm tính.

- Tự đánh giá của tƣơng quan thuận và tƣơng đối mạnh với các thành phần: năng lực liên cá nhân, năng lực quản lý stress và khả năng thích nghi với hệ số

tƣơng quan đều lớn hơn 0.3. Ý nghĩa của hệ số này cho thấy, trẻ có năng lực duy trì quan hệ tốt đẹp với ngƣời khác, có khả năng đƣơng đầu và quản lý tốt trạng thái stress và có khả năng thích nghi, ứng phó tốt với sự thay đổi của môi trƣờng là những trẻ có đánh giá dƣơng tính về bản thân mình. Và ngƣợc lại, khi csac năng lực về cảm xúc của trẻ càng ở mức kém, trẻ càng có đánh giá âm tính về bản thân.

Sơ đồ 3.4: Tương quan giữa TTCX với tự đánh giá bản thân của học sinh THPT

Ghi chú:

(1) Các chữ số đi liền với tên các yếu tố của TTCX là hệ số tƣơng quan tƣơng ứng giữa chúng với tự đánh giá.

(2) Các dấu ** có nghĩa là: hệ số tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p<0.01

- Tự đánh giá khơng có tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê với thành phần năng lực nội cá nhân của trẻ.

- Trong số các hệ số tƣơng quan đã nêu ở trên, tƣơng quan giữa TTCX chung với tự đánh giá có độ lớn cao nhất, thể hiện rõ nét mối quan hệ của cặp này hơn các cặp khác.

Nhƣ vậy, khảo sát tƣơng quan của TTCX và các thành phần của nó với tự đánh giá đã cho thấy rằng TTCX có tƣơng quan với các mặt của tự đánh giá. Kết quả này góp thêm bằng chứng để khẳng định lý thuyết của BarOn về TTCX nghiên

cứu trên học sinh THPT Việt Nam ở khía cạnh mối quan hệ của TTCX với tự đánh giá. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, kết quả cũng lặp lại kết quả ở trên đã đề cập là chƣa thấy có mặt thành phần năng lực nội cá nhân. Đây xứng đáng là thành phần cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng.

Tương quan giữa TTCX với các mặt của tự đánh giá

Bây giờ, mối tƣơng quan của TTCX với tự đánh giá sẽ đƣợc xem xét cụ thể hơn với từng thành phần của tự đánh giá. Kết quả đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau đây.

Kết quả ở sơ đồ cho thấy nhƣ sau:

- TTCX có tƣơng quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê với tất cả các mặt của tự đánh giá với hệ số tƣơng quan dao động trong khoảng từ 0.20 đến 0.44, p < 0.01.

- Hệ số tƣơng quan của từng mặt tự đánh giá với TTCX có độ lớn tƣơng đối khác nhau, trong đó, TTCX có tƣơng quan mạnh nhất với thành phần cái tôi cảm xúc, yếu nhất với thành phần cái tơi gia đình.

Sơ đồ 3.5: Tương quan giữa TTCX với các thành phần của tự đánh giá

Cái tôi cảm xúc

0.44**

Cái tôi thể chất 0.26** Cái tơi gia đình

0.20** Trí tuệ cảm xúc Cái tơi học đƣờng 0.36**

Cái tôi xã hội

0.34**

Cái tôi tƣơng lai

Ghi chú:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học phổ thông (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)